Phân hủy chất hữu cơ trong nước bằng xúc tác quang ZnO pha tạp Mn
13/11/2013
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Dũng (ĐH Vinh), Nguyễn Thị Mai Thơ, Lưu Thị Việt Hà (ĐH Công nghiệp TP.HCM) tiến hành nghiên cứu hoạt tính quang xúc của ZnO pha tạp và không pha tạp Mn với nguồn bức xạ là ánh sáng nhìn thấy và sử dụng Metylene Blue (MB) như chất màu hữu cơ gây ô nhiễm.
Các kết quả thí nghiệm cho thấy ZnO-Mn là vật liệu quang xúc tác hoạt động trong vùng ánh sáng nhìn thấy có nhiều triển vọng. Xúc tác quang ZnO-Mn đã được điều chế bằng phương pháp đốt cháy gel polime. Kết quả phổ XRD chứng tỏ kích thước tinh thể tăng dần khi hàm lượng Mn pha tạp tăng dần và đều có cấu trúc đơn pha ZnO hexagonal wurtzite. Kích thước hạt khoảng 15-20 nm (TEM). Hàm lượng Mn có trong mẫu xấp xỉ với giá trị thực tế pha tạp 1% mol (EDX). ZnO-Mn có khả năng hấp thụ quang vùng ánh sáng nhìn thấy (UV-VIS). Hiệu suất phân hủy MB của xúc tác quang đạt trên 96% trong 40 phút chiếu xạ bởi ánh sáng mặt trời ở pH = 10 cho 100 ml MB 7ppm/0,2 g xúc tác.
LV (nguồn: TC Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN VN, 4AB51-2013)