SpStinet - vwpChiTiet

 

Biến động mặn trong đất trồng cây ăn trái dưới tác động của xâm nhập mặn tại Bến Tre

Tại Bến Tre, cây ăn trái chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản xuất (36.757 ha, chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên). Hàng chục năm nay, nước mặn xâm nhập đã lấy đi của Bến Tre hàng trăm tỷ đồng mỗi năm do thiệt hại nặng trong nông nghiệp, điển hình nhất là làm giảm tốc độ sinh trưởng khiến giảm năng suất cây trồng.
 
 
Đo độ mặn trên các sông tại Bến Tre. (Ảnh: SGGP)

Nhóm tác giả Lưu Hải Tùng, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Thiên Tứ (Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM) nghiên cứu quy luật biến động của tổng muối tan trong đất và mối quan hệ giữa chúng với biến động mặn trong nước sông tương ứng. Qua đó, góp phần tìm ra giải pháp hạn chế gia tăng tác động của mặn trong đất trồng cây ăn trái tại Bến Tre, giúp ổn định sản xuất, đặc biệt khi tình trạng nước biển dâng tại đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trầm trọng.

Khu vực thu thập mẫu đất và nước thuộc vùng cây ăn trái, tập trung tại huyện Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm và TP. Bến Tre dọc sông Hàm Luông. Mẫu thu định kỳ theo chế độ triều cường trong vùng, vào đầu mùa khô đến cuối mùa khô hàng năm (giai đoạn mặn tăng cao trong nước sông) từ năm 2009 đến 2010.

Kết quả cho thấy, xâm nhập mặn từ sông ảnh hưởng rõ đến tổng muối tan trong dung dịch đất và đất vùng trồng cây ăn trái Bến Tre. Trong đó, gần cửa sông, tổng muối tan thường tăng cao hơn so với khu vực gần đầu nguồn. Tầng đất mặt có hiện tượng tích lũy muối trong mùa khô, tăng dần về cuối mùa khô, chủ yếu do hiện tượng mao dẫn; đây là yếu tố cần chú ý khi canh tác cây ăn trái. Quá trình tích lũy mặn trong đất có thể gây hại cho cây trồng, nhất là khu vực ven sông và cửa sông. Giải pháp đề ra là chú ý hạn chế quá trình mao dẫn trong đất, che phủ bề mặt đất và không để nước mặn xâm nhập vào các mương líp.
 
TN (nguồn: TC Các Khoa học về Trái đất, số 3ĐB/2012)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả