SpStinet - vwpChiTiet

 

Chế tạo thành công máy cứu ngải và viên thuốc ngải

Được sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), Công ty Cổ phần y dược Khánh Thiện đã nghiên cứu, sản xuất thành công máy cứu ngải và viên thuốc ngải trên quy mô công nghiệp.
 

Cây ngải cứu là một trong những cây thuốc trong vườn nhà giàu tính dược, được dân gian sử dụng rộng rãi. Trên cơ sở khoa học, kết hợp với phương pháp chữa bệnh cổ truyền, Lương y Phạm Thị Chẵn và các cộng sự đã nghiên cứu thiết kế thành công máy cứu ngải và viên cứu ngải nhằm chữa khỏi nhiều căn bệnh.

Máy được thiết kế nhỏ gọn, không chỉ thầy thuốc mà cả người bệnh cũng có thể tự sử dụng dễ dàng (chỉ cần tia máy vào vùng huyệt cần chữa trị). Khi người sử dụng tắt công tắc hoặc ngắt nguồn điện… thì viên ngải đang cháy dở cũng tự động tắt, vì Viên thuốc ngải được điều chế cháy theo cách bức chế.

Lương y Phạm Thị Chẵn cho biết: Viên thuốc ngải được đưa vào buồng đốt và tinh dầu Ngải được chiết xuất tức thời trong quá trình cháy. Nhờ áp lực khí động học, hệ thống phân gió đưa luồng khí nóng dẫn theo tinh dầu của ngải thuốc phun xoáy thẳng sâu vào vùng huyệt đạo, tùy theo từng chứng bệnh, người sử dụng chỉ việc đưa máy xông vào các huyệt đạo cần thiết.

PGS Nguyễn Bá Quang – Phó Giám đốc Viện Châm cứu Trung ương cho biết: "Nhóm tác giả đã dựa trên cơ sở khoa học, giữ gìn được các phương pháp truyền thống của ông cha ta. Chúng tôi đã sử dụng thiết bị này cho hàng trăm bệnh nhân, kết quả là không có tai biến nào xảy ra, bệnh nhân rất thoải mái khi sử dụng biện pháp này. Trong thời gian tới, chúng ta cũng cần nhân rộng biện pháp này không chỉ trong nước mà trên cả thế giới."

Công trình nghiên cứu khoa học “Máy cứu ngải và viên thuốc ngải” đã được Hội đồng Khoa học Thành phố Hải Phòng đánh giá cao cả về cơ sở khoa học cũng như giá trị thực tiễn. Máy cứu ngải và viên thuốc ngải đã được cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chấp nhận cấp bằng Độc quyền sáng chế. Sản phẩm nghiên cứu này đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp kinh phí cho sản xuất thử nghiệm và ứng dụng loạt sản phẩm đầu tiên.

Công trình nghiên cứu trên đã được Dự án “Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam- Phần Lan” ký hợp đồng tài trợ ngày 31/01/2012.
 
Nguồn: Truyền thông KH&CN

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả