SpStinet - vwpChiTiet

 

Tiết kiệm chi phí nhờ nhân giống in vitro Nưa konjac bản địa có hàm lượng glucomannan cao

Để mang lại nguồn cung bột nưa ổn định và giảm chi phí nhập khẩu cho ngành công nghệ thực phẩm và dược phẩm trong nước, nhóm tác giả Bùi Đình Thạch, Nguyễn Văn Dư, Lê Ngọc Hùng (Viện Sinh học Nhiệt đới) đã thực hiện nghiên cứu chọn lọc và nhân giống in vitro loài nưa konjac bản địa có hàm lượng glucomannan cao.

Nưa Konjac là loài nưa có củ chứa nhiều glucomannan, đây là loại đường phân tử lớn có tính chất tạo gel nên được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, đồng thời có những công dụng tốt đối với sức khỏe như điều chỉnh nồng độ đường máu, giảm tỷ lệ mỡ máu, nhuận tràng, làm đẹp da và giảm sự thèm ăn ở người béo phì nên còn dược dùng trong sản xuất dược phẩm. Mặc dù đã có 2/3 loài nưa chứa hàm lượng glucomannan cao được phát hiện tại Việt Nam, nhưng tất cả đều đang mọc hoang dại ngoài tự nhiên và nước ta vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn bột nưa để phục vụ cho sản xuất trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống in vitro nưa konjac ở nước ta là cần thiết.

Vật liệu nghiên cứu được chọn là củ của một số loài nưa được thu thập và định danh bởi Viện sinh thái Tài nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số loài nưa bản địa, nuôi cấy mô cây nưa, phân thích thành phần glucomannan và tiến hành trồng thử nghiệm tại tỉnh Đắk Nông.

Kết quả đã thu thập được 5 loài nưa từ những vùng khảo sát khác nhau, xây dựng được vườn ươm giống gốc với diện tích 100 m2 tại tỉnh Đắk Nông và hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro nưa Amorphophallus konjac. Cụ thể với công đoạn khử trùng, tỷ lệ mẫu sống cao nhất 66,67%, tỷ lệ mẫu chết 5,55%; tỷ lệ sẹo có khả năng phát triển chồi là 83,33%; công đoạn tạo chồi cho số chồi là 5,57 chồi/mẫu và chiều cao đạt 12,5 cm. Khi đưa cây ra vườn ươm, tỷ lệ cây sống là 93% với chiều dài cuống lá 16,43 cm và chiều dài rễ là 6,7 cm.

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả