SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá nguồn gien đậu mèo làm thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Tác giả Lê Khả Tường (Trung tâm Tài nguyên thực vật) tiến hành nghiên cứu hình thái, sinh trưởng, khả năng chống chịu và tiềm năng năng suất trong điều kiện không tưới tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội của tập đoàn đậu mèo gồm 37 nguồn gien có nguồn gốc từ ngân hàng gien cây trồng quốc gia.

Cây đậu mèo (Mucuna prurient thuộc họ đậu Febaceae) có nguồn gốc nhiệt đới châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, đậu mèo là cây bản địa phân bố ở các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra. Cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein, lipit, khoáng và vitamin, có giá trị tương đương đậu tương.

Kết quả nghiên cứu này ghi nhận > 80% nguồn gien có chiều dài quả 12,1-18,0 cm, chiều rộng quả < 2,6 cm, dạng hình hơi cong. Tập tính sinh trưởng của các nguồn gien đậu mèo được chia thành 6 loại hình sinh trưởng là hữu hạn, vô hạn cành đứng, vô hạn cành bò, vô hạn cành nửa bò, vô hạn có quả trên thân chính và các loại hình sinh trưởng khác. 100% các nguồn gien chịu hạn khá ở mức 1-3, trong đó có 9 nguồn gien chịu hạn điểm 1; 25 nguồn gien chịu hạn điểm 2 và 3 nguồn gien chịu hạn điểm 3. Có 6 đối tượng gây hại chính trên cây đậu mèo là sâu cuốn lá, nhện, rệp, rỉ sắt, đốm lá và khảm lá. Tuy nhiên hầu hết các giống đậu mèo đều có khả năng kháng cao hay nhiễm nhẹ cấp 1 đối với các đối tượng này.

Đa số các giống đậu mèo đạt 40-50 quả/cây, 5-7 hạt/quả, 100-130 g/100 hạt, 400-500 g/cây và có tiềm năng năng suất 2,0-3,0 tấn/ha trong điều kiện khô hạn. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu xác định được 8 giống có tiềm năng năng suất 3,36-5,0 tấn/ha. Đây là nguồn cứ liệu quan trọng trong mục tiêu phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, tháng 9/2014) 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả