Sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng thơm
24/10/2014
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Nhóm tác giả Trần Mạnh Cường (Bộ KH&CN), Trần Văn Quang, Đàm Văn Hưng, Nguyễn Thị Hảo (Viện NC&PT Cây trồng, ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Trần Duy Quý (Viện NC Hợp tác KHKT châu Á Thái Bình Dương) đã xây dựng quy trình sản xuất hạt lai F1 của tổ hợp lúa lai HQ19 nhằm góp phần chủ động hạt giống lai F1, phục vụ sản xuất lúa lai tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, việc chọn tạo các giống lúa lai hai dòng theo hướng có năng suất cao, chất lượng tốt và gạo có mùi thơm còn ít, chủ yếu là do số dòng bố mẹ thơm còn hạn chế. Vì vậy, để chọn tạo được giống lúa lai hai dòng có năng suất cao, cơm mềm có mùi thơm thì dòng bố mẹ phải có mùi thơm và do cùng một gen lặn điều khiển.
HQ19 là tổ hợp lai giữa dòng mẹ thơm và dòng bố thơm hương cốm được Viện NC&PT cây trồng, ĐH Nông nghiệp Hà Nội chọn tạo, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, hạt gạo dài và mùi thơm, thích hợp cho vụ xuân muộn và sớm ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã thiết lập quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lai HQ19 với các bước: gieo dòng bố Hương cốm (R2) trước dòng mẹ E15S khoảng 17-18 ngày; cấy tỷ lệ hàng bố:mẹ là 2:14; phun hoạt chất GA3 với lượng 180 g/ha và cho năng suất thực thu cao nhất là 33,8 tạ/ha.
TN (nguồn: TC Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - số 16/2014)