Phát hiện 9 chi nấm mốc gây hại công trình đại nội Huế
19/08/2014
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Các tác giả Nguyễn Thị Bé Út, Đỗ Thu Hà, Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu sự phân bố của một số chủng nấm mốc gây hại trên các công trình kiến trúc tại Đại nội Huế.
Đại nội Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới và hiện nay đang bị xuống cấp bởi sự gây hại của các chủng nấm mốc. Đã có nhiều biện pháp ngăn chặn sự gây hại của nấm mốc được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả lâu dài, vì vậy giải pháp phòng trừ tốt, có cơ sở khoa học là dựa trên kiến thức về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại. Trong nghiên cứu này, tại 8 địa điểm của Đại nội Huế, các tác giả đã xác định được 9 chi nấm mốc gây hại với 63 chủng, trong đó 5 chi gây hại phổ biến là: Penicillium, Curvularia, Trichoderma, Eurotium và Aspergillus; đồng thời tìm ra được quy luật phát sinh, phát triển của các chủng này theo thành phần cơ chất và theo các tháng trong năm, để có cơ sở khoa học phòng trừ đem lại hiệu quả cao.
Nguồn: Khoa học Phổ thông