SpStinet - vwpChiTiet

 

Cấu trúc hình thái các thảm cỏ ở tỉnh ĐắkLắk

Với đề tài này, tác giả Nguyễn Thị Thủy và cộng sự thuộc Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên và Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên nghiên cứu 9 quần hợp đại diện cho các loại hình thảm cỏ ở tỉnh ĐắkLắk với mong muốn làm sáng tỏ tổ hợp thành phần loài, độ nhiều, trạng thái mọc, độ phủ, độ gặp và sự phân bố của chúng trong không gian ở 3 khu vực chính: huyện M’Đrắk, Vườn Quốc gia Easô và Khu Bảo tồn Buôn Đôn.

Theo đó, thảm cỏ tỉnh ĐắkLắk có nguồn gốc thứ sinh, tùy theo mức độ tác động mà đất bị thoái hóa và cấu trúc các quần hợp cỏ cũng đơn giản hóa, từ thảm cỏ cao 190 cm với ba tầng cấu trúc hình thái xuống còn 5 cm và một tầng; loài ưu thế cũng thay đổi theo, từ nhóm chồi cao chiếm ưu thế thành cây chồi rút ngắn thân rễ, lá hoa thị chiếm ưu thế.

Các quần hợp đều là đa ưu thế, độ đầy của loài là 16-18 loài/m2 (quần hợp có 6-8 loài/m2). Trong đó, loài ưu thế thường gặp ở các quần hợp là cỏ tranh (Imperata cylindrica). Các quần hợp được xếp vào 5 quần hệ và 2 liên quần hệ. Liên quần hệ 1 gồm các quần hợp từ 1-6, đặc trưng cho loại hình savan. Liên quần hệ 2 gồm các quần hệ từ 7-9, đặc trưng cho loại hình đồng cỏ khô. Cả hai liên quần hệ đều có nguồn gốc thứ sinh hình thành do khai phá rừng. Liên quần hệ 2 là trạng thái kế tiếp của trong dãy diễn thế thoái hóa của liên quần hệ 1 do tác động quá mức của con người. Quần hợp 8 là giai đoạn tột cùng của thoái hóa các thảm cỏ, cần được cải tạo toàn diện.
LV (nguồn: TC KH&CN Nông-Sinh-Y, ĐH Thái Nguyên, số 5-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả