SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng xoài lớn nhất cả nước, với 41.000 ha (chiếm 48% diện tích xoài cả nước), sản lượng đạt 417.268 tấn (chiếm 43% sản lượng xoài cả nước), tổng doanh thu xoài của toàn vùng năm 2013 là 31.172 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 9.565 tỷ đồng. Sản xuất xoài đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là hai loại xoài cát Hòa Lộc và cát chu, tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ xoài trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân: thời tiết, khí hậu, sâu bệnh, giá cả và biến động thị trường…
 
Để nhận diện tình hình thực tế của chuỗi giá trị xoài ở ĐBSCL, giúp các cấp chính quyền có đủ cơ sở để xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp để tăng giá trị và phát triển bền vững ngành sản xuất và tiêu thụ xoài, NCS. Trịnh Đức Trí (Khoa Kinh tế - QTKD) và Võ Thị Thanh Lộc (Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL) tại Đại học Cần Thơ đã tiến hành “Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài vùng ĐBSCL".

Kết quả cho thấy, có 6 tác nhân tham gia chuỗi giá trị xoài ở ĐBSCL (nông dân, Hợp tác xã, thương lái, chủ vựa, công ty, đại lý bán lẻ/siêu thị). Xoài được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa chênh lệch không đáng kể (50,2% kênh xuất khẩu, 49,8% kênh tiêu thụ nội địa).

Có sự khác biệt ở 2 kênh tiêu thụ các loại xoài: cát chu tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu (62%) trong khi cát Hòa Lộc thị trường chính là nội địa (79,6%). Giá xoài cát Hòa Lộc gấp 2 lần giá xoài cát chu. Lợi nhuận trên mỗi kg sản phẩm cho nông dân là rất cao, nhưng lợi nhuận/hộ/năm của nông dân lại thấp nhất, sau cả người bán lẻ và vựa. Vựa là tác nhân thu mua chính (hơn 90% sản lượng xoài), có tỷ trọng thu nhập và lợi nhuận cao nhất trong chuỗi.
Nguồn: TC NN&PTNT, số 18/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả