SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá sinh trưởng của một số đàn tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Hữu Ninh, Trần Thế Mưu (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) thực hiện đánh giá sinh trưởng của 7 đàn tôm chân trắng nhập nội (các đàn tôm bố mẹ chọn giống có nguồn gốc từ Mexico - Me, Ecuador - Ec, Colombia - Co, Thái Lan - CP, Mỹ - KBMR được nhập về năm 2013; đàn tôm bố mẹ tự nhiên có nguồn gốc từ Mexico – Me1 nhập năm 2012 và đàn tôm bố mẹ chọn giống có nguồn gốc từ Mỹ - Ha nhập năm 2009).

Có 17 tổ hợp lai đã được tạo ra, mỗi tổ hợp lai gồm 8 gia đình. Các gia đình tôm được ương nuôi riêng trong bể đến giai đoạn PL15 thì lấy ngẫu nhiên tập hợp theo tổ lai. Ương nuôi 17 tổ hợp lai lên cỡ đánh dấu (> 2 g/con) thì tiến hành đánh dấu và nuôi chung trong ao. Kết quả cho thấy, tỷ lệ giữ dấu khi thu hoạch tôm rất cao, đạt 98%. Tỷ lệ sống của tôm không cao chủ yếu là do đánh dấu và thay đổi môi trường nuôi. Có sự sai khác về sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở các tổ hợp lai.

Sinh trưởng về khối lượng của tôm tốt nhất ở tổ hợp lai CPxCP. Các tổ hợp lai có sinh trưởng về khối lượng tốt nhất với sự tham gia của các đàn tôm CP, Co, Me, Me1, Ec, Ha. Sinh trưởng về chiều dài của tôm ở các tổ hợp lai có sai khác ý nghĩa ở giai đoạn đánh dấu, tuy nhiên giai đoạn thu hoạch không có sai khác về chiều dài tôm giữa các tổ hợp lai. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học ban đầu cho việc định hướng sử dụng các đàn tôm phục vụ lâu dài cho chương trình chọn giống và ngắn hạn cho sản xuất.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, tháng 9/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả