Nguyên nhân và giải pháp hạn chế lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa
08/10/2015
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
TS. Nguyễn Văn Long (Đại học Giao thông vận tải TP.HCM) và TS. Nguyễn Đức Sỹ (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) nghiên cứu những nguyên nhân chính gây ra biến dạng lún vệt bánh xe trên mặt đường bê-tông nhựa và đề xuất một số giải pháp hạn chế sự xuất hiện loại biến dạng này.
Biến dạng lún vệt bánh xe xuất hiện do nhiều nguyên nhân như tác động của tải trọng; yếu tố thời tiết - khí hậu và chế độ phân bố ẩm trong đất nền đường; đặc trưng cơ lý của vật liệu làm kết cấu áo đường; khả năng kháng trượt, trạng thái cấu trúc, cường độ và độ chặt của nền – mặt đường; loại đất nền đường và các tính chất cơ lý của nó; sự bào mòn bề mặt áo đường dưới tác dụng của tải trọng bánh xe và cả yếu tố nhiệt độ.
Nhiệt độ trên mặt đường bê-tông nhựa ở Việt Nam về mùa hè thường rất cao, lớn hơn 600C. Vì vậy, cần sử dụng các loại bê-tông nhựa cải tiến có tính chất cơ lý cao để làm lớp mặt đường. Một trong những giải pháp đó là sử dụng bê-tông nhựa có cốt sợi thủy tinh để gia cường, đồng thời cần đưa vào quy trình thiết kế kết cấu áo đường chỉ tiêu kháng lún vệt bánh xe ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, các tác giả cũng đề xuất nhóm biện pháp kỹ thuật nhằm giảm nhịp độ phát triển của vệt lún bánh xe; nhóm biện pháp khắc phục vệt lún bánh xe; nhóm biện pháp xử lý vệt lún và khắc phục hoàn toàn các nguyên nhân gây vệt lún bánh xe. Để hạn chế sự xuất hiện của vệt lún bánh xe trên mặt đường, cần xem xét sử dụng các loại bê-tông nhựa có các chỉ tiêu cường độ cao và ổn định làm lớp mặt kết cấu áo đường như bê-tông nhựa polyme, bê-tông nhựa cao su, mát-tít đá dăm (SMA).
LV (nguồn: TC KHCN Giao thông vận tải, số 14-2015)