SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy trong mô hình canh tác lúa – tôm

Ở vùng sinh thái ngọt – lợ, một trong các mô hình canh tác bền vững giúp giảm rủi do dịch bệnh cho đối tượng nuôi trồng và tăng thu nhập cho người dân, đó là mô hình canh tác lúa – tôm. Việc trồng lúa trong mô hình canh tác này có tác động tích cực đến năng suất tôm ở vụ tiếp theo (vụ lúa đạt năng suất cao thì hiệu quả nuôi tôm cao hơn). Tuy nhiên, vai trò nuôi tôm ở hệ thống này, đặc biệt là dinh dưỡng tích lũy trong bùn đáy sau vụ tôm để cung cấp cho vụ lúa chưa được nghiên cứu, phân tích.


Nhằm đánh giá tổng lượng bùn đáy sau vụ nuôi tôm và phân tích khả năng cung cấp đạm khoáng (N) từ bùn đáy trong hệ thống canh tác lúa – tôm, nhóm tác giả Huỳnh Văn Quốc, Nguyễn Văn Sinh, Lê Quang Trí, Dương Minh Viễn, Châu Minh Khôi (Đại học Cần Thơ) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy trong mô hình canh tác lúa – tôm”.
 
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Thông qua việc phân tích 3 mẫu bùn sau vụ tôm ở 3 vị trí khác nhau thuộc 12 hộ nông dân trong mô hình canh tác lúa - tôm, đó là bùn mương chính, bùn mương xả phèn và đất mặt ruộng, kết quả cho thấy: Tổng lượng bùn ở mương chính đạt trung bình 15,9 tấn/ha/tháng, ở mương xả phèn đạt 13,0 tấn/ha/tháng. Về khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy sau 21 ngày ủ thoáng khí đã ghi nhận đạm khoáng tích lũy đạt trung bình 267 mg/kg ở nhóm mẫu bùn đáy mương chính và  217,8 mg/kg ở bùn đáy mương xả phèn, cao hơn so với mẫu mặt đất ruộng (107,3 mg/kg) trong hệ thống lúa – tôm. Bùn đáy của hệ thống lúa – tôm sau khi rửa mặn có khả năng cung cấp bổ sung đạm khoáng cho vụ canh tác lúa trong mô hình.

Kết quả của nghiên cứu tạo cơ sở cho việc tận dụng bùn đáy của mô hình canh tác lúa – tôm để cung cấp chất dinh dương cho cây trồng, giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sử dụng phân bón của các hộ nông dân.
Nguồn: TC NN&PTNT, số 20/2015
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả