SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng ảnh vệ tinh Vnredsat 1 thành lập bản đồ lớp phủ rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên 41.862 ha (phần trên đất liền 15.262 ha, phần ven biển 26.600 ha) có đặc tính quý giá về đa dạng sinh học và điều kiện lập địa hiếm có, nên đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện nay, công tác theo dõi và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn (RNM) ở đây đang gặp phải những vấn đề khó khăn chung như các địa phương có rừng ngập mặn khác trên toàn quốc.

Góp phần giải quyết bài toán trên, nhóm tác giả Nguyễn Thị Oanh (Đại học Lâm Nghiệp), Phạm Việt Hòa và Lê Quang Toan (Viện Công nghệ vũ trụ - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu “Sử dụng ảnh vệ tinh Vnredsat 1 thành lập bản đồ lớp phủ rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau”.

Bằng phương pháp phân loại định hướng đối tượng dựa vào thuật toán định hướng đối tượng, quá trình phân loại được chia làm 2 bước chính: phân mảnh ảnh (segment) và phân loại sau khi đã phân mảnh. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên phần mềm eCognition Developer 8.9 với ảnh VNRED Sat – 1 có độ phân giải 2,5m đối với kênh toàn sắc và 10m đối với kênh đa phổ. Kết quả của việc sử dụng phương pháp này ở tỉ lệ bản đồ 1:10.000 là khá tốt, độ chính xác của phương pháp phân loại so với số liệu thực địa là 89,58%;  tài nguyên RNM tại vườn Quốc gia Đất Mũi đang phát triển tốt, một số diện tích được trồng mới cũng bắt đầu khép tán.

Công trình nghiên cứu giúp các nhà quản lý rừng địa phương dễ dàng nhận biết để chống lại các thảm họa thiên nhiên, sói lở bờ biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Nguồn: TC Tài nguyên & Môi trường, số 20/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả