Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng Ferrate
23/02/2016
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Công nghiệp dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ chốt và mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp này cũng tạo ra không ít những bất lợi về mặt môi trường, nước thải từ quá trình dệt may.
Nhằm xử lý hiệu quả nước thải độc hại của ngành dệt may trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhóm tác giả Bùi Quốc Nguyên, Trần Tiến Khôi, Nguyễn Minh Hải và Nguyễn Thị Ánh (Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng Ferrate”.
Hiện nay, phương pháp phổ biến để xử lý màu nước thải dệt nhuộm trước khi thải ra môi trường là sử dụng quá trình hóa lý với hóa chất oxy hóa và keo tụ thích hợp. Kali ferrate (K2FeO4) là hợp chất có chức năng kép (vừa oxy hóa mạnh, vừa keo tụ), khử trùng tốt và thân thiện với môi trường, nên được sử dụng để khử độ màu nước thải nhuộm trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, nhờ vào tính oxy hóa mạnh của ferrate phá vỡ các chất hữu cơ phức tạp khó phân hủy, tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn, nên khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm của ferrate rất cao khi sử dụng trong phương pháp xử lý kết hợp hóa lý – sinh học.
Nghiên cứu góp phần mở rộng quy mô áp dụng của ferrate trong việc khử màu nước thải dệt nhuộm trong ngành dệt may nước ta.
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, tháng 1/2016