SpStinet - vwpChiTiet

 

Xây dựng quy trình trồng củ cải đỏ bằng kỹ thuật thủy canh

Nhóm tác giả Phạm Huy Hiệp, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thủy, Vũ Thị Hằng và Nguyễn Quang Thạch (Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu thiết lập quy trình trồng củ cải đỏ bằng kỹ thuật thủy canh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, có năng suất cao và chất lượng tốt.

Ở Việt Nam, hiện các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rau thủy canh mới chỉ tập trung trên các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải,...còn các loại rau ăn củ (như su hào, cải củ…) hầu như chưa được quan tâm. Trong số các loại cây lấy củ thì củ cải đỏ có kích thước nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng cao và thời gian sinh trưởng ngắn, được sử dụng nhiều trong chế biến các món salad. Nhu cầu sản xuất cải củ đỏ sạch, năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng NO3- thấp là rất cao, nhưng chưa được đáp ứng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, công nghệ trồng rau thủy canh được phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Đây là kỹ thuật có nhiều ưu việt: không cần đất, tiết kiệm nguồn nhân lực, trồng được nhiều vụ, sản phẩm tạo ra sạch và an toàn, có năng suất cao và chất lượng tốt. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng quy trình trồng cây củ cải đỏ bằng kỹ thuật thủy canh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 3 giống củ cải đỏ thí nghiệm (Sparkler white tip, Crimson giant, Watermelon), đã xác định được giống Watermelon thích hợp cho trồng vụ đông ở đồng bằng sông Hồng. Cây củ cải Watermelon thích hợp trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu với dung dịch SH1 và CC3 với các thông số trồng thích hợp là độ dẫn suất cải củ đỏ trồng trên thủy canh hồi lưu có thể đặt 1.422,40 g/m2. Nồng độ dung dịch là 1.600 µS/cm và mật độ trồng 30 cây/m2 với khoảng cách trồng 20x15 cm là phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Giống củ cải Watermelon trồng thủy canh có hàm lượng đường tổng và hàm lượng vitamin C khá cao, đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định Bộ Y tế. Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây cải củ đỏ bằng kỹ thuật thủy canh có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số chuyên đề "Sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao", năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Nghiên cứu ức chế ra hoa cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trong điều kiện ngày ngắn bằng biện pháp ngắt đêm phục vụ nhân giống
  2. Ảnh hưởng của phổ chiếu ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển và điều khiển ra hoa giống cúc vàng đông
  3. Nghiên cứu nhân giống cây lan giả hạc Pháp (Dendrobium adastra) bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào
  4. Đánh giá đặc điểm của các dòng bố mẹ trong sản xuất hạt lai F1, năng suất và chất lượng của con lai phục vụ cho việc chọn tạo tổ hợp lúa lai mới
  5. Khảo sát khả năng tổng hợp siderophore của một số chủng vi khuẩn vùng rễ đậu tương (Glycine max L.)

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả