SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết kế và chế tạo giàn phơi nông, hải sản thông minh

Nghiên cứu được nhóm tác giả Đỗ Minh Cường (Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và Nguyễn Đạt (Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, Quảng Ngãi) thực hiện để giúp người dân chủ động hơn khi phơi và bảo vệ nông sản trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay.

Phơi nắng nông, hải sản là phương pháp làm khô truyền thống rất phổ biến ở các nước đang phát triển, điển hình là Việt Nam. Với phương pháp này, nguyên liệu được trải thành lớp mỏng dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt từ ánh sáng mặt trời sẽ làm bốc hơi nước khiến nguyên liệu đạt được độ khô cần thiết.

Việt Nam có cường độ bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới, nguồn năng lượng mặt trời có hầu như quanh năm, với số giờ nắng dao động từ 1.600–2.600 giờ/năm. Do vậy, việc tận dụng nguồn năng lượng dồi dào này để phơi sấy nông, hải sản là rất hữu ích. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không chủ động thời tiết, đặc biệt thời tiết những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, mưa nắng thất thường, đột xuất,… khiến thời gian phơi kéo dài, cần nhiều nhân công phục vụ.

V vây, để chủ động trong khâu làm khô, cần thiết kế, chế tạo giàn phơi có thể tự động điều khiển chuyển động khay phơi (gập/trải) để quá trình phơi diễn ra liên tục, tăng hiệu suất phơi, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm nhân công phơi sấy.

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế, chế tạo và lắp đặt, chạy thử nghiệm hệ thống phơi sấy trong thời tiết thất thường để đánh giá khả năng vận hành của giàn phơi.

Kết quả, với 25kg bánh tráng gạo, bề dày bánh 2 mm, hệ thống có diện tích sấy  12,6 m2 ; độ ẩm không khí tự nhiên khoảng 80%; nhiệt độ cao nhất trong ngày 360C, cho thấy cần phơi 4 giờ để bánh tráng đạt độ ẩm bảo quản (10-11%), tương đương với phơi truyền thống. Đồng thời, kết quả còn cho thấy gian phơi làm việc ổn định, các khay phơi gập/trải linh hoạt, hệ thống điều khiển làm việc tốt, thời gian đáp ứng điều khiển là 0,5 giây. Giàn phơi phù hợp với các sản phẩm cần phơi sấy nhiều ngày, đặc biệt tại các vùng có thời tiết mưa nắng thất thường, giúp giảm tổn thất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ sức nhân công, tăng cường ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời, bảo vệ môi trường.

Đây là các nội dung từ bài viết “Thiết kế và chế tạo giàn phơi nông, hải sản thông minh”, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 2, năm 2019, vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 19 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, như:          

  1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro chuỗi cung ứng
  2. Nghiên cứu vai trò gen OsSWEET 14 trong quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa Bắc thơm 7
  3. Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng CMS mới và một số dòng R phục vụ chọn giống lúa lai ba dòng
  4. Khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống cam không hạt ghép trên gốc cam sành tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
  5.  Kết quả nghiên cứu tuyển chọn cây lê ưu tú tại tỉnh Bắc Kạn
  6. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn KM94 và KM21-12 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên
  7.  Lựa chọn giống lúa có hàm lượng amylose thích hợp để sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa
  8. Nghiên cứu tối ưu các điều kiện sinh tổng hợp enzyme endolysin từ chủng tái tổ hợp E. coli BL21- LysL
  9. Kết quả chọn tạo giống tằm sắn TS1-T cho các tỉnh miền núi phía Bắc
  10.  Thành phần các loài trai nước ngọt Pilsbryoconcha Simpson 1900 (Unionoida Amblemidae) ở sông Đồng Nai
  11. Hiện trạng phát tán và dự báo nguy cơ tác động của cá Tỳ bà (Pterygoplichthys pardalis) ở Việt Nam
  12. Một số đặc điểm dinh dưỡng cá Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế
  13.  Đặc điểm phân bố chim theo các dạng sinh cảnh chính tại khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh Hóa
  14. Thành phần và giá trị bảo tồn các loại động vật hoang dã bị săn bắt bởi người dân địa phương ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông tỉnh Quảng Trị
  15. Thực trạng và giải pháp phát triển các mô hình sinh kế bền vững tại lưu vực sông Đà
  16. Nghiên cứu tác động tính chất đất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mấm đen (Avicennia oficinalis L. ) trong rừng ngập mặn theo các tiểu vùng sinh thái trên vùng biển Tây ở đồng bằng sông Cửu Long
  17. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790)) tại Thừa Thiên Huế
  18. Xác định diện tích rừng phòng hộ tối thiểu vùng tây nguyên theo hướng bền vững và đa chức năng
  19. Đặc điểm của đất tại các khu vực có loài thực vật ngoại lai xâm hại ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa thành phố Đà Nẵng

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả