SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu chọn tạo giống khổ qua lai F1 (Momordica charantia) cho vùng Đông Nam Bộ

Đề tài do tác giả Phan Đặng Thái Phương và cộng sự (Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường) thực hiện nhằm chọn tạo được giống khổ qua lai F1 (Momordica charantia) có năng suất bằng hoặc cao hơn so với năng suất của giống khổ qua canh tác phổ biến và chất lượng phù hợp cho vùng Đông Nam Bộ.

Nhập khẩu giống rau đã và đang là vấn đề thời sự và thách thức đối với ngành trồng rau của Việt Nam. Đối với cây khổ qua, một trong số các cây rau ăn quả chính yếu thuộc họ bầu bí, việc nhập giống khổ qua từ các nước trên thế giới vào Việt Nam là công việc thường niên và chi phí một khoảng tiền giống tương đối lớn. Do đó, việc nghiên cứu lai tạo ra các giống F1 phục vụ cho sản xuất là hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tạo giống lai F1 bằng việc sử dụng vật liệu di truyền là các giống khổ qua bản địa và hoang dại; chọn dòng khổ qua thuần để làm vật liệu lai tạo kết hợp giữa phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá di truyền bằng marker phân tử (MAS). Đây là bước đi mới mẻ đối với công tác chọn tạo giống cây trồng ở Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã thu thập thành công thông tin trồng, sản xuất và thương mại trái khổ qua ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Nguồn vật liệu gồm 80 mẫu dòng/giống có nguồn gốc hoang dã và bản địa đã được thu thập. Một số chỉ tiêu hình thái, chỉ tiêu nông học liên quan đến tính trạng năng suất và tính trạng chất lượng thịt quả đã được đánh giá trên 80 mẫu dòng/giống khổ qua. Theo đó, tổng số 12 mẫu trong 80 mẫu đã được đánh giá và sàng lọc có đặc tính năng suất triển vọng và độ thuần cao bao gồm các mẫu: 05, 09, 17, 19, 33, 37, 38, 43, 52, 62, 69 và 70. Các mẫu giống này là vật liệu khởi đầu quan trọng trong quá trình lai tạo cải tiến giống khổ qua F1 năng suất cao.

Trong 94 tổ hợp lai tạo thử nghiệm, có 1 tổ hợp lai (69x43) được đánh giá là tổ hợp lai có triển vọng cải tiến năng suất khổ qua. Giống khổ qua lai F1-NLU là kết quả của quá trình lai tạo dòng khổ qua 69 (dòng bố) mang đặc tính trọng lượng quả lớn (150-300 gram) lai với dòng khổ qua 43 (dòng mẹ) mang đặc tính sai quả (200-250 quả/cây). Năng suất đánh giá thử nghiệm đồng ruộng giống khổ qua lai F1-NLU là 4,65 kg/cây ở giai đoạn thu hoạch quả (60 ngày sau trồng).

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả