SpStinet - vwpChiTiet

 

Khảo sát bào tử nấm rễ nội cộng sinh ở cây cà phê trong các điều kiện canh tác khác nhau

Trong nghiên cứu này, tác giả Đặng Hoàng Quyên và cộng sự (Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ) tiến hành khảo sát và đánh giá tác động của những điều kiện canh tác khác nhau lên khả năng nội cộng sinh của nấm rễ cây cà phê tại hai vườn cà phê ở tỉnh Lâm Đồng.

Nấm rễ nội cộng sinh (AMF) được biết đến là một nhóm vi sinh vật có những lợi ích lớn cho cây trồng như tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng trong những điều kiện bất lợi,... Các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nấm rễ nội cộng sinh trên thực vật. Đây là một trong những vấn đề tiềm năng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

Đề tài này tiến hành những nghiên cứu bước đầu về AMF trên cây cà phê ở Việt Nam, với việc khảo sát sự khác nhau chủ yếu trong canh tác là chế độ bón phân. Cụ thể, nhóm khảo sát hệ bào tử nấm rễ nội cộng sinh tại hai vườn cà phê có các đặc điểm canh tác khác nhau ký hiệu là G1 và G2 (tại tỉnh Lâm Đồng). Cả hai vườn đều trồng cà phê chè (C. Arabica), giống Katimor, cà phê vườn G1 25 tuổi có trồng xen với cây hồng, vườn G2 4 tuổi và trước đó có trồng chuối, hoa kim châm. Vườn G1 không bón phân trong 4 năm trở lại đây, vườn G2 chỉ sử dụng phân vô cơ.

Kết quả cho thấy, một số thành phần dinh dưỡng vườn G1 cao hơn ở vườn G2 (carbon hữu cơ, photpho dễ tiêu, nitơ tổng). Cả 2 vườn cà phê đều có sa cấu đất giống nhau. Tổng số loại bào tử AMF xuất hiện ở 2 vườn là 79 loại, vườn G1 có 59 loại, vườn G2 có 75 loại. Vườn G2 có sự biến động số lượng loài (xu hướng giảm) giữa 2 mùa cao hơn vườn G1. Ở vườn G1, mật độ bào tử AMF vào mùa khô (1042 bào tử) cao hơn so với mùa mưa (767 bào tử), ở vườn G2 không có sự khác biệt về số lượng bào tử giữa 2 mùa. Những chi nấm xuất hiện trong 2 vườn cà phê G1 và G2 được định danh tới chi bằng phương pháp hình thái gồm có: Glomus, Acaulospora, Gigaspora, Entrophospora Scutellospora.

Hệ nấm rễ ở vườn G2 đa dạng và phong phú hơn vườn G1 do ảnh hưởng của hệ thực vật và quá trình canh tác luân canh. Do vậy, trong canh tác cà phê cần kết hợp trồng xen nhiều loại cây để tăng độ đa dạng AMF và không sử dụng đơn thuần phân vô cơ dẫn tới chai đất và ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả