SpStinet - vwpChiTiet

 

Phát hiện vi khuẩn bằng đĩa giấy lọc hấp phụ luciferase và luciferin

Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Dung (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) để tạo ra giấy lọc hấp phụ luciferase, luciferin và có thể định lượng vi khuẩn trong mẫu, qua việc định lượng hàm lượng ATP (adenosin triphosphat) có trong vi khuẩn.

Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho cộng đồng do khả năng phát tán mạnh mẽ qua các môi trường đất, nước, không khí. Con người gặp rất nhiều khó khăn để chống lại sự lây lan của những vi sinh vật này khi chúng bùng phát thành dịch bệnh. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể con người và lây lan qua quá trình bài tiết, từ đó, có thể gây ra đại dịch trên phạm vi rộng lớn. Chính vì những nguy cơ tiềm ẩn này, việc phát hiện vi sinh vật trong thời gian thực, cho kết quả chính xác là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, có một số phương pháp truyền thống dùng để phát hiện vi khuẩn trong môi trường như phương pháp nuôi cấy, phương pháp sinh hóa, phương pháp vi điện tử,…Tuy nhiên, việc phát hiện vi khuẩn trong thời gian thực gặp rất nhiều khó khăn, do các bước tiến hành thí nghiệm phức tạp và giá thành cao. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất giải pháp có thể đo lượng vi khuẩn theo thời gian thực bằng cách sử dụng giấy lọc đã được tối ưu hóa quá trình hấp phụ hỗn hợp luciferase và luciferin lên bề mặt. Phương pháp này có thể giúp tăng, giảm thời gian hoạt hóa của enzyme luciferase ở điều kiện nhiệt độ phòng. Giấy lọc sau khi được hấp phụ enzyme luciferase và cơ chất luciferin, có thể bảo quản tại nhiệt độ phòng và có thể sử dụng trực tiếp không cần qua các bước tiền xử lý.

Để sản xuất ra giấy lọc phát hiện vi khuẩn, tác giả đã tiến hành tối ưu hóa quá trình hấp phụ luciferase và luciferin lên giấy lọc, đồng thời, đo cường độ ánh sáng phát xạ khi sử dụng giấy lọc hấp phụ luciferase và luciferin. Tiếp đến, tác giả thực hiện các thí nghiệm với vi khuẩn đã được nuôi cấy trước đó để kiểm chứng.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy, giấy lọc hấp phụ luciferase và luciferin có thể sử dụng để phân tích lượng ATP từ mẫu chứa vi khuẩn. Đồng thời, giấy lọc có thể duy trì trạng thái bền hoạt hóa, ổn định trong 30 ngày ở nhiệt độ phòng, và khả năng phát hiện nồng độ E.Coli có thể lên tới 1,17CFU/ml, giảm thời gian phát hiện vi khuẩn còn 5 phút. Do vậy, đây là phương pháp mới, nhiều triển vọng trong việc phát triển các cảm biến hóa sinh có độ chính xác cao, cho kết quả nhanh và cần được đưa vào áp dụng rộng rãi để phát hiện các vi sinh vật nguy hại, bảo vệ sức khỏe con người.

Đây là các nội dung từ bài viết “Phát hiện vi khuẩn bằng đĩa giấy lọc hấp phụ luciferase và luciferin”, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6, năm 2019 vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 13 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, như:

  1. Nghiên cứu điều chế vật liệu bentonite lai vô cơ/hữu cơ và ứng dụng xử lý phenol đỏ, Mn(II) trong nước
  2. Phát triển mô hình Delta cảnh báo xâm nhập mặn các sông vùng hạ lưu lưu vực Vu Gia - Thu Bồn
  3. Sự tích lũy BPA trong trầm tích khu vực tiếp nhận nước thải sau xử lý của bãi chôn lấp Phước Hiệp, TP.HCM
  4. Đề xuất giải pháp cải tạo đập dâng thành hồ chứa cho khu vực Tây Nguyên
  5. Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà máy mía đường của cây Mái dầm (Cryptocoryne ciliata Wydler)
  6. Định lý thứ hai của Ritt và vấn đề duy nhất đối với tích q-sai phân của hàm phân hình trên một trường không-Acsimet
  7. Phân lập, định danh và nghiên cứu đặc điểm sinh học một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu mỏ trong mẫu đất, bùn nhiễm xăng dầu tại Quân khu 7
  8. Biến động nguồn nước mùa lũ hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long do ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu
  9. Sử dụng mô hình toán kiểm tra hiệu quả gây bồi, nâng bãi tại Sóc Trăng và Cà Mau
  10. Ảnh hưởng của nhiệt độ lắng đọng lên cấu trúc tinh thể, tính chất điện và quang của màng mỏng ZnO pha tạp F được chế tạ bằng phương pháp phún xạ magnetron
  11. Khảo sát điều kiện tách chiết sophorolipid từ dịch lên men Candida bombicola và thử nghiệm hoạt tính sinh học
  12. Hấp thụ các ion kim loại Cu2+, Cd2+ và Pb2+ bằng nano chitosan chế tạo từ chitosan cắt mạch bằng bức xạ Co-60
  13. Một số vấn đề về giao của các mặt cong áp dụng trong vẽ kỹ thuật

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả