SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian trong quản lý, giám sát và dự báo diễn biến đường bờ sông Cửu Long

Hiện nay, phương pháp viễn thám có khả năng đo lường được các biến động đường bờ sông, bờ biển với mức độ chi tiết tùy thuộc vào độ phân giải của của dữ liệu ảnh. Phương pháp này có khả năng giám sát trên một khu vực rộng lớn với chu kỳ lặp lại liên tục và cho thấy một cái nhìn tổng quát nhất.

Trong nghiên cứu của tác giả Lâm Đạo Nguyên và cộng sự (Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM) đã đề cập đến việc giám sát và dự báo sạt lở bờ sông, xây dựng và đánh giá mô hình dự báo và phát triển công cụ quản lý đường bờ sông Cửu Long, lấy ví dụ trên đoạn sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Kết quả đánh giá mô hình dựa vào ảnh viễn thám thu nhận năm 2011 đã chứng minh tính khả thi của mô hình dự báo có sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian. Đường bờ sông Tiền tại thị xã Sa Đéc được dự báo sẽ bị xói lở với tốc độ đạt đến 50m/năm đến năm 2015 và 2020. Các đường bờ sông khu vực khác như bờ trái mũi Thường Phước, mũi cồn Long Khánh A và cồn Châu Ma được dự báo sẽ bị xói lở đến 100m vào năm 2015 và 200m vào năm 2020. Bên cạnh hiện tượng xói lở chính trên sông Tiền, bồi tụ cũng xảy ra tại bờ phải mũi Thường Phước của sông Tiền với tốc độ lớn nhất khoảng 17-20m/năm và được dự báo bồi tụ sẽ đạt đến 108m vào năm 2015 và 171m vào năm 2020.
LV (nguồn: TC Các khoa học về trái đất, số 3ĐB-2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả