SpStinet - vwpChiTiet

 

Xác định nấm Fusarium moniliforme trên lúa trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long và đánh giá biện pháp xử lý hạt giống trong hạn chế bệnh lúa von

Với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Viện Lúa ĐBSCL và Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã mô tả đặc điểm của tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho sự nhận biết và đánh giá mức độ bệnh lúa von trên đồng ruộng và biện pháp kiểm soát bệnh qua xử lý hạt.

Bệnh lúa von được ghi nhận là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây lúa trồng tại ĐBSCL với ba triệu chứng là cao vóng, thấp lùn và chết sớm. Triệu chứng bệnh liên quan đến đặc điểm hình thái của các mẫu Fusarium phân lập và không phân lập liên quan đến lượng GA3 tạo tạo ra trong môi trường nuôi cấy. Trên đồng ruộng đã xác định sự hiện diện cấu trúc hữu tính của F. moniliforme, vì vậy Gibberella fujikuroi được đề nghị là tên gọi của tác nhân gây bệnh lúa von tại Việt Nam.
 

Ảnh minh họa
 
Biện pháp xử lý hạt lúa giống trước khi sạ bằng các thuốc hóa học có hoạt chất Metiram complex, Tebuconazol, Ipconazol, và bằng nước muối 15% trong 30 phút giúp tăng sức nảy mầm của hạt, giảm tỷ lệ cây  nhiễm bệnh, tăng số hạt chắc/bông. Biện pháp xử lý hạt với nước muối 15% cần được khuyến cáo sử dụng nhằm giảm chi phí đầu tư, hạn chế dùng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm nguồn nước do xử lý hạt.
 
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 1/2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả