SpStinet - vwpChiTiet

 

Đại học RMIT đặt chi nhánh Trung tâm ĐMST Công nghiệp số tại Việt Nam

Đại học RMIT và Tập đoàn Siemens vừa công bố thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp số, trong đó phòng thí nghiệm số hóa chuyên sâu tại cơ sở Nam Sài Gòn của RMIT hoạt động như một chi nhánh của trung tâm toàn cầu.

Chi nhánh đặt tại Đại học RMIT Việt Nam sẽ nhận được khoản tài trợ lớn từ Siemens và được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc).

Cơ sở này không chỉ giúp sinh viên RMIT Việt Nam tiếp cận các phần mềm công nghiệp hàng đầu, mà còn kết nối các đối tác doanh nghiệp địa phương cùng tham gia phát triển nhân lực và triển khai các dự án Công nghiệp 4.0.

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp số mới sẽ được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến (Advanced Manufacturing Precinct) của Đại học RMIT ở Melbourne (Úc).

Trung tâm được điều hành từ Khu sản xuất tiên tiến Đại học RMIT ở Melbourne. Ảnh: RMIT

GS Aleksandar Subic, Phó chủ tịch Đổi mới kỹ thuật số tại Đại học RMIT, cho biết, Trung tâm sẽ giúp RMIT dẫn đầu hoạt động kết nối doanh nghiệp trong Công nghiệp 4.0, cũng như xây dựng và triển khai những ý tưởng mới về chuyển đổi nguồn nhân lực thông qua các chương trình học của trường.

Chúng ta cần tư duy lớn với Công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này không loại trừ ai - nó tác động đến mọi lĩnh vực nên cần thiết phải có một phương thức tiếp cận đa chiều cùng với tầm nhìn tổng thể xuyên suốt các hoạt động giáo dục và đào tạo”, GS Subic nhận định.

s

Sinh viên sẽ được tiếp cận với những phần mềm công nghiệp tiên tiến. Ảnh: RMIT

Ông cho biết thêm, trong ba năm tới, dự kiến khoảng 10.000 sinh viên RMIT theo học các chương trình học khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học, công nghệ, y tế và thiết kế sẽ được tiếp cận với một số phần mềm công nghiệp tiên tiến nhất hiện có. Số sinh viên này bao gồm tất cả sinh viên kỹ thuật và công nghệ đang theo học tại các cơ sở của RMIT ở Việt Nam. Như vậy, RMIT sẽ là đại học đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận nền tảng Internet vạn vật MindSphere và nền tảng trí tuệ nhân tạo Mendex của Siemens - những nền tảng được coi là thiết yếu với Công nghiệp 4.0.

Theo ông Jeff Connolly, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Úc, mặc dù khái niệm về Công nghiệp 4.0 của Đức ban đầu chỉ chú trọng đến tương lai của ngành sản xuất, nhưng rõ ràng các lĩnh vực như năng lượng, y tế, giao thông vận tải, công nghệ tòa nhà và xây dựng, kỹ thuật và phát triển bền vững đều sẽ chịu tác động rất lớn và đây là những lĩnh vực nằm trong hướng tiếp cận hợp tác tổng thể của Đại học RMIT.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả