SpStinet - vwpChiTiet

 

Việt Nam trên đường trở thành quốc gia mạnh về CNTT

Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) chắc chắn sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về CNTT trong khu vực và trên thế giới trong khoảng 10 năm tới.
Theo mục tiêu của "Ðề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin", đến năm 2015, nước ta sẽ đứng khoảng thứ 70, nghĩa là sẽ tăng khoảng 20 bậc trong vòng năm năm. Ðây sẽ là bước chuyển biến lớn khi chúng ta rời bỏ nhóm nước có vị thế trung bình để gia nhập nhóm có trình độ phát triển khá về CNTT. Hạ tầng truyền thông - một trong bốn trụ cột về CNTT là lĩnh vực mà chúng ta đạt được nhiều bước tiến nhảy vọt trong 10 năm trở lại đây, đưa Việt Nam luôn nằm trong danh sách những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức 20 đến 30%/năm, tổng doanh thu toàn ngành năm 2009 đạt hơn 10 tỷ USD, được xác định là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế trong thời gian tới.Ðể đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT, số lượng người sử dụng internet là một tiêu chí quan trọng. Theo thống kê mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, cả nước đang có khoảng bốn triệu thuê bao in-tơ-nét. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng, con số này khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Việt Nam. Trong khi Wimax còn quá xa vời và ADSL gặp phải rào cản về điều kiện xây dựng hạ tầng (kéo dây, thiết bị đầu cuối,...) thì sự ra đời của mạng 3G và in-tơ-nét 3G được xem là một lời giải tối ưu cho bài toán in-tơ-nét  ở Việt Nam. Khó khăn ban đầu của việc phát triển in-tơ-nét trên nền tảng 3G chính là việc đầu tư hạ tầng. Phát triển 3G đòi hỏi tiềm lực dồi dào về cả tài chính lẫn nhân lực. Nhưng với con số gần 20 nghìn trạm BTS 3G mà ba mạng di động Viettel, Vinaphone và Mobifone đã triển khai thì vấn đề này gần như đã được giải quyết. Trong đó, Viettel là doanh nghiệp đầu tư công phu nhất cho mạng 3G, hiện tại nhà mạng này đã có trong tay 10 nghìn trạm BTS 3G, phủ sóng đến tận trung tâm huyện và các xã lân cận trên 63 tỉnh, thành phố. Dự kiến đến cuối năm nay, số trạm của nhà cung cấp này sẽ tăng lên con số 22 nghìn trạm và phủ sóng 3G rộng như mạng 2G hiện tại. Ðộ phủ sóng rộng lớn của 3G đồng nghĩa với việc in-tơ-nét băng thông rộng không dây đến được với mọi vùng miền của Tổ quốc, không phân biệt thành thị với nông thôn, khu trung tâm hay hải đảo, vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, để tạo điều kiện cho mọi người có thể sử dụng in-tơ-nét 3G, các nhà mạng mà điển hình là Viettel đã xây dựng một chính sách giá cước cũng như các phương án đơn giản hóa việc kết nối in-tơ-nét. Dịch vụ Dcom 3G được Viettel giới thiệu ra thị trường trong thời gian vừa qua là một công cụ hữu ích trong việc phổ cập in-tơ-nét đến với mọi người, kể cả những người thường xuyên di chuyển. Viettel kỳ vọng, dịch vụ Dcom 3G sẽ nhanh chóng có được sự bùng nổ về số lượng người sử dụng và in-tơ-nét 3G sẽ thật sự phục vụ cuộc sống và nhu cầu hằng ngày của người dân, mọi công dân có thể sử dụng thiết bị thông tin và kết nối băng thông rộng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sử dụng các dịch vụ công của chính phủ điện tử sâu rộng tới mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Ðể đạt được mục tiêu đưa CNTT trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, ghi tên Việt Nam vào danh sách những quốc gia có nền CNTT phát triển, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta tin tưởng vào thành công để cùng nỗ lực phấn đấu, đưa viễn thông và công nghệ thông tin lên một tầm cao mới, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của đất nước.
TH(nhandan.vn)
Nhìn lại những đóng góp của ngành CNTT đối với nền kinh tế trong những năm vừa qua cũng như những thời cơ, vận hội mới đang tới, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin mục tiêu này là hoàn toàn khả thi. Theo xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế, hiện tại Việt Nam đang đứng hạng thứ 92. Còn nếu chia khoảng gần 200 thành viên của Liên hợp quốc thành ba nhóm về CNTT là nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm yếu, mỗi nhóm khoảng 60 đến 70 quốc gia, thì hiện tại chúng ta vẫn thuộc nhóm trung bình.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả