Để xuất khẩu chính ngạch và có thể cạnh tranh ở thị trường quốc tế, trái cây Việt Nam phải đảm bảo số lượng cung ứng lớn, chất lượng cao. Tuy nhiên, một hạn chế đối với các nhà vườn hiện nay là sản xuất nhỏ lẻ, theo phương pháp truyền thống. Do đó, việc sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng cao và hướng đến hình thành chuỗi giá trị là yêu cầu cấp bách của ngành trái cây Việt Nam và cũng là giải pháp cơ bản để trái cây nước ta có thể trụ vững ở tất cả thị trường.
Bayer Agricademy được thiết kế, nhằm giúp nông dân Việt Nam canh tác hiệu quả hơn thông qua việc trang bị cho người nông dân các kiến thức về nông học, kỹ thuật canh tác, giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Qua đó, hỗ trợ thiết thực giúp người nông dân cải thiện năng suất, chất lượng và lợi nhuận, tập trung vào mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, đẩy nhanh xuất khẩu nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng GDP cũng như hỗ trợ các mục tiêu của chính phủ trong phát triển nông nghiệp hiện đại.
TS. Lê Quốc Điền - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Khoa học và Kỹ thuật (SOFRI)
hướng dẫn biện pháp khắc phục bệnh vàng lá thối rễ
“Sau đợt tập huấn đầu tiên này, Bayer sẽ ghi nhận những phản hồi từ các học viên đồng thời tìm hiểu thêm nhu cầu của các nhà vườn khác; để cùng liên kết với Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) và các đối tác nghiên cứu khác tiếp tục triển khai Chương trình Bayer Agricademy với các đợt tập huấn cho bà con nông dân trên cả nước” - ông Weraphon Charoenpanit, Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng Bayer Việt Nam - chia sẻ.
Chương trình Bayer Agricademy dành cho ngành cây ăn quả, Bayer hợp tác với SOFRI cung cấp các giải pháp kỹ thuật Much More Durian, Much More Pomelo giúp tăng năng suất bưởi và sầu riêng qua việc liên kết với các hoạt động ở Câu lạc bộ Bayer Much More Fruits.
Tham gia Bayer Agricademy, nông dân Võ Văn Bảy, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Sắp tới, quả sầu riêng sẽ được xuất khẩu chính ngạch, đồng nghĩa với việc không còn cảnh ế hàng dội chợ và đầu ra bấp bênh. Hiện 1kg sầu riêng có giá bán 60.000 đồng/kg, nhưng nếu theo đường xuất khẩu chính ngạch, mức giá có thể cao hơn từ 2 - 3 lần. Đổi lại, phía thu mua sẽ siết chặt hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm. Do đó, nếu muốn tận dụng tốt cơ hội này, cũng như giúp ngành trái cây phát triển thì từng nhà vườn phải tự mình cố gắng nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, ứng dụng quy trình nuôi trồng hiện đại để sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu”.
Đối với ngành cà phê, Bayer phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) tập huấn cho nông dân những giải pháp công nghệ cao giúp tái canh cà phê thành công. Drip Protection là sự kết hợp giữa bộ giải pháp Bayer Much More Coffee và sản phẩm trị tuyến trùng sắp được giới thiệu ra thị trường là Velum của Bayer, được phát triển cho sử dụng qua tưới gốc truyền thống cũng như hệ thống tưới nhỏ giọt. Giải pháp đã được WASI đánh giá là một giải pháp nông nghiệp công nghệ cao giúp tái canh cà phê thành công nhờ các ưu điểm: tiết kiệm nước, lợi ích sinh thái, giải pháp thân thiện với môi trường, tối ưu lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng (với lượng hợp lý) cũng như giúp nông dân ít tiếp xúc với thuốc.
Ông Weraphon Charoenpanit, Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng Bayer Việt Nam:
“Chúng tôi mong muốn Bayer Agricademy sẽ giúp từng người nông dân trở thành chuyên gia trên chính mảnh vườn của mình, với năng suất tăng, chất lượng tăng và thu nhập tăng. Đồng thời, những nông dân sau khi tham gia khóa học này sẽ là hạt nhân giúp đỡ và hỗ trợ các nhà vườn lân cận canh tác thành công hơn”. |
T.H