SpStinet - vwpChiTiet

 

CESTI "mai mối" thành công giải pháp IoT giám sát môi trường...ngay tại hội thảo

"Giải pháp IoT tự động quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản" do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Ngũ Phương tổ chức giới thiệu, đã có ngay yêu cầu triển khai thực tế tại sự kiện. 

Đây chính là 'điểm nhấn' của hội thảo sáng nay, 21/5.

Sau các giới thiệu về AquaVision - Giải pháp IoT tự động quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản của ông Dương Hữu Hoàng (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngũ Phương), một khách mời, ông Nguyễn Quang Hiển (công tác tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang) đã 'đặt hàng' ngay: "AquaVision chứng minh được khả năng vận hành tại hội thảo này thì chúng tôi sẽ trao đổi lắp đặt ngay khi hội thảo kết thúc. Bởi vì chúng tôi cũng đang tìm kiếm các giải pháp quan trắc môi trường nhưng chưa tìm được đơn vị thích hợp". Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Quang Hiển chia sẻ, hiện nay trên thị trường có nhiều giải pháp về quan trắc môi trường dành cho nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên hầu hết các giải pháp này đều không có độ chính xác cao, nên phải trả về sau khi lắp đặt.

Với việc thử nghiệm trực quan đo - báo nồng độ pH dung dịch (trước và sau khi thêm chanh vào dung dịch) tại chỗ bằng công cụ AquaVision của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngũ Phương, ông Nguyễn Quang Hiển cho biết hài lòng với kết quả ban đầu, hai bên sẽ có các bước tiến hành hợp tác để chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.

Ông Dương Hữu Hoàng (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngũ Phương) trình diễn khả năng đo - báo của AquaVision. 

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta hiện vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, bà con nông dân vẫn ít lưu ý đến những vấn đề như nhiệt độ, độ PH, độ mặn...Phương thức để kiểm soát hiện chỉ được thực hiện thủ công, như đo bằng quỳ tím tại ao, hồ, mất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, các chỉ số như nhiệt độ, độ pH, độ mặn...lại dễ bị thay đổi do nhiều yếu tố tự nhiên (như lượng mưa, thời tiết nắng nóng...) khiến nông dân không kịp trở tay, gây ra thiệt hại nặng về kinh tế. Thực tế này đã thúc đẩy Ngũ Phương nghiên cứu và chế tạo AquaVision - hệ thống quan trắc môi trường ứng dụng công nghệ IoT và tự động hóa.

Hệ thống quan trắc AquaVision gồm tủ quan trắc với các đầu đo lắp dưới nước, các thông số đo bao gồm: độ pH, độ mặn, nồng độ oxy hoá (DO), nồng độ oxy hóa khử (ORP) hay nồng độ khí amoni (NH4/NH3)..được cập nhật liên tục và truyền tín hiệu qua Internet đến điện thoại di động (hoặc máy tính) của người giám sát. 

Ông Dương Hữu Hoàng giới thiệu về AquaVision

AquaVision cũng có thể kết nối không dây với hệ thống điều khiển các máy bơm, quạt nước, máy thổi oxy,…cho phép phát cảnh báo trên điện thoại và kích hoạt các thiết bị xử lý tương ứng, theo cài đặt của người dùng khi phát sinh sự cố (các thông số thấp hoặc cao hơn ngưỡng cho phép),... 

AquaVision cũng ứng dụng công nghệ Big Data để thu thập dữ liệu, từ đó cung cấp những cảnh báo cụ thể và phương hướng giải quyết cho người chăn nuôi. Sau một thời gian vận hành, hệ thống có thể sai lệch về các thông số đo, tuy nhiên, người nông dân chỉ cần "khởi động lại" dữ liệu, máy tính sẽ "học lại" những dữ liệu mới mà không cần bảo dưỡng hệ thống.

Đức Tiến (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả