SpStinet - vwpChiTiet

 

Tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp phục vụ phát triển bền vững

Khan hiếm nước và nguồn nước bị ô nhiễm đã trở thành một vấn đề cấp bách hiện nay và việc tái sử dụng nước thải sau xử lý đã được nghiên cứu, triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm giới thiệu tình hình nghiên cứu, triển khai việc tái chế nước thải cũng như các xu hướng nghiên cứu về lĩnh vực này và một số phương án đang được thử nghiệm tại các nhà máy Việt Nam, sáng ngày 26/6/2015, tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) đã diễn ra buổi báo cáo phân tích xu hướng công nghệ “Tuần hoàn/Tái sử dụng nước thải công nghiệp phục vụ phát triển bền vững”.

Nội dung buổi báo cáo đã thu hút sự quan tâm tham dự của 48 đại diện các Sở ngành, cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
 
TS.̃ Trần Minh Chí trình bày tại buổi báo cáo.

Thông tin của tiến sĩ Trần Minh Chí - nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP.HCM cho biết, các chương trình tuần hoàn và tái sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp đã bắt đầu tại Mỹ vào những năm 1940 khi nước thải sau xử lý được khử trùng và tái sử dụng trong dây chuyền sản xuất thép. Tại châu Âu, một số nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha đã có quy định về tái sử dụng nước.  Tuy nhiên, ở khu vực châu Á công nghệ tái sử dụng nước chỉ được triển khai vào cuối thế kỷ 20. Theo ông, hiện trong nước đã có một số nghiên cứu về tái sử dụng nước, trước năm 2000 thì các  nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến chương trình sản xuất sạch hơn, nhưng từ năm 2009 đến nay đã có một số nghiên cứu về phương pháp tái sử dụng nước thải sinh hoạt, nước thải dệt nhuộm và công nghiệp.

Với thống kê của CESTI dựa trên cơ sở dữ liệu Thomson Innovation, hiện lượng sáng chế đăng ký bảo hộ về xử lý và tái sử dụng nước thải công nghiệp tập trung nhiều nhất, Cũng theo cơ sở dữ liệu Thomson Innovation, đã có 5 sáng chế đăng ký bảo hộ tại Việt Nam về xử lý và tái sử dụng nước thải công nghiệp trong năm 2008 đến 2014.

Mặc dù đã có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các ngành dệt, giấy, chế biến thực phẩm, gia công kim loại tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Thọ vào chương trình sản xuất sạch trong khuôn khổ dự án UNIDO-SECO và dự án “Giảm thiểu ô nhiễm, sản xuất sạch hơn”, TS Trần Minh Chí cho rằng vẫn còn chưa nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức đến tái sử dụng nước  thải công nghiệp vì nhiều lý do. Ông cũng cho biết “chỉ có các giải pháp kỹ thuật thì không đủ, cần phải kết hợp với các giải pháp quản lý thì việc tái sử dụng nước mới đạt hiệu quả”. Điều này cũng phù hợp với sự quan tâm của các đại biểu tham dự buổi báo cáo, tập trung vào các vấn đề như: việc kiểm soát chất lượng nước tái sử dụng; tính ổn định lâu dài của chất lượng nước sau xử lý để tái sử dụng theo yêu cầu; các chính sách, chế độ hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp muốn đầu tư hệ thống tuần hoàn / tái sử dụng nước thải,…
 
Trong mối quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là các hoạt động sản xuất tạo ra nhiều chất thải, các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục thông tin  thêm về các giải tái sử dụng nước thải trong ngành sản xuất giấy; tái sử dụng năng lượng từ chất thải rắn; xử lý khí thải công nghiệp; pháp xử lý nước thải nhiễm mặn,...
 
H.M.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả