Tìm ra cách mới tăng hiệu quả sản xuất thuốc sốt rét
02/03/2013
Hoạt động KH&CN
Sự kiện KH&CN
Các nhà khoa học của Viện Chất keo và bề mặt thuộc Hiệp hội Max-Planck (CHLB Đức) đã tìm ra cách mới chiết xuất artemisinin để tăng hiệu quả sản xuất thuốc chống sốt rét từ cây ngải tây ngọt (hay còn gọi là cây thanh hao hoa vàng).
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh tiếp Đoàn cán bộ Viện Chất keo
và bề mặt thuộc Hiệp hội Max-Planck
GS. Peter Seeberger - Viện trưởng Viện Chất keo và bề mặt thuộc Hiệp hội Max-Planck cho biết như trên tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh ngày 25/02, đồng thời bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm từ phía Bộ KH&CN đối với dự án này.
Theo GS. Peter Seeberger, với quy trình công nghệ sử dụng các phụ, phế phẩm trong nông nghiệp để sản xuất năng lượng tái tạo, các nhà khoa học của Viện có thể tận thu khoảng 40% lượng artemisinin trong bã cây thanh hao, cho phép tăng khả năng sản xuất thuốc cao hơn gấp 4 lần so với trước đây.
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong việc trồng cây thanh hao hoa vàng cũng như nguồn năng lượng sinh khối có thể sản xuất năng lượng tái tạo. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đẩy mạnh hợp tác trong việc nghiên cứu, ứng dụng những thành quả KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, thứ trưởng bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hợp tác có hiệu quả từ phía Viện cũng như Chính phủ CHLB Đức trong việc sản xuất thuốc chống sốt rét và phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Nguồn: Báo Đất Việt