SpStinet - vwpChiTiet

 

Xu hướng công nghệ năng lượng của thế giới trong tương lai và giải pháp công nghệ năng lượng tiếp theo của Việt Nam

Ngày 17/9/2020 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương và Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam năm 2020 (Diễn đàn).

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam cho biết: Các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực năng lượng thuộc Hội đồng năng lượng thế giới (World Energy Council- WEC) đã tiến hành khảo sát 100 quốc gia trên thế giới, theo đó 50% số người được hỏi đã chọn NƯỚC sẽ là nguồn tài nguyên khan hiếm nhất vào năm 2040, tiếp sau đó sẽ là dầu, các nguồn năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (than, khí đốt..) và khí tự nhiên cũng sẽ bị cạn kiệt. Cùng với đó, các phương tiện giao thông chạy bằng điện (xe đạp điện, ô tô điện, taxi điện,...), các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, các phương tiện giao thông trong các thành phố thông minh là 3 lĩnh vực sẽ sử dụng năng lượng nhiều nhất và sẽ trở nên phổ biến vào những năm 2040. Tuy nhiên chúng bị hạn chế về công suất và đương nhiên những phương tiện vận tải có công suất vận hành lớn như: xe tải hạng nặng, xe bus, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay... sẽ có xu hướng sử dụng nhiên liệu hydro thay thế. Do vậy, Điện và năng lượng hydro sẽ là hai nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực giao thông vào năm 2040.


Toàn cảnh Diễn đàn (ảnh VISTIP)


Ông  Trần  Anh Tuấn- Chuyên gia cao cấp Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam chia sẻ thông tin và tham vấn về công nghệ năng lượng (ảnh VISTIP)

Cũng theo kết quả nghiên cứu của WEC, hơn 100 nước trên thế giới đã chọn biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả là biện pháp có tác động lớn nhất đến tiết kiện năng lượng vào năm 2040 như sau:

- Tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt;

- Đổi mới công nghệ trong sản xuất để tiết kiệm điện;

- Áp dụng kỹ thuật số và công nghệ chuỗi khối (block chain) trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Điện mặt trời trên mái, các thiết bị lưu trữ điện, các thiết bị sử dụng điện hiệu quả, digital/blockchain sẽ là các công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ năng lượng. Theo các chuyên gia, việc lưu trữ năng lượng sẽ là yếu tố “thay đổi cuộc chơi” cho ngành năng lượng vào năm 2040. Bởi nó có thể xử lý các biến động khác nhau của nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về nguồn cung, lưu trữ điện có khả năng làm hài hòa cung cầu năng lượng một cách có hiệu quả. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các tấm pin mặt trời ngày càng phổ biến và có giá thành hợp lý hơn, năng lượng gió và hydro sạch cũng sẽ góp phần vào việc sản xuất năng lượng.

Để làm được điều trên, WEC đã tham vấn một loạt các giải pháp về chính sách trong đầu tư phát triển công nghệ năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:

1. Cùng với việc phát triển năng lượng gió và mặt trời cần có cơ chế, chính sách phát triển năng lượng hydro. Hydro là nguồn năng lượng cho tương lai và sẵn có.

2. Cần có cơ chế, chính sách phát triển các phương tiện chạy bằng điện (taxi, xe khách, xe tải nhỏ); các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hydro (xe khách, xe tải các loại, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) vì đây là xu thế và “cuộc chơi” chung của thế giới mà chúng ta không thể đứng ngoài cuộc.

3. Áp dụng các giải pháp công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm điện (đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật số trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện).

4. Có chính sách và giải pháp đồng bộ sử dụng thiết bị lưu trữ năng lượng trong việc sản xuất, phân phối điện.

Về xu hướng phát triển theo đánh giá của WEC, quy hoạch và phát triển ngành năng lượng trong thời gian tới của Việt Nam phải dựa trên ba tiêu chí của Trillema: An ninh năng lượng; Quyền sử dụng điện của mọi người dân; và Bảo vệ Môi trường. Ngoài ra, các tiêu chí khác bao gồmKhông carbon; Không tập trung cục bộ, phải phân bổ đều các dự án năng lượng để giảm chi phí truyền tải; Áp dụng kỹ thuật số (tự động hóa, AI, Blockchain...) trong sản xuất và sử dụng năng lượng; Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thống truyền tải và phân phối điện thông minh trong nước hướng đến khu vực và châu lục; Đào tạo xây dựng đội ngũ nhân sự cho ngành năng lượng Việt Nam từ các bước thiết kế, thi công, vận hành các dự án năng lượng theo chuẩn quốc tế; và Bổ sung, hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn trong lĩnh vực năng lượng theo chuẩn mực quốc tế.

Cũng theo chia sẻ của ông Trấn Anh Tuấn, hiện nay Việt Nam đã và đang sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng truyền thống (sản xuất điện từ than, dầu, khai thác khí, dầu thô, thủy điện...) có thể gây ô nhiễm môi trường nặng, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, có thể gây ra tràn dầu, lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và sinh mạng của người dân... Trong tương lai, nếu Việt Nam có hoạt động đầu tư, cải tiến, đổi mới công nghệ năng lượng phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thế giới thì các dạng năng lượng tái tạo như: gió, mặt trời, hydrogen..) sẽ là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, ổn định, góp phần chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống cũng như phát triển kinh tế và an ninh năng lượng bền vững.

Nguồn: most.gov.vn

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả