SpStinet - vwpChiTiet

 

Cấu trúc và kỹ thuật tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn trạng thái ứng suất và biến dạng thân đập đá có bản bê tông cốt thép

Đề tài do TS. Nguyễn Thành Đạt (Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) thực hiện nghiên cứu phương pháp tính toán kết cấu bản mặt bê tông cốt thép hoặc kết hợp với bê tông đầm lăn và trạng thái làm việc đồng thời của nó cùng với nền đá đổ trong thân đập.
Ở Việt Nam, hiện tại bắt đầu phát triển xây dựng loại đập bê tông bản mặt và bê tông đầm lăn, như đập Tuyên Quang trên sông Gâm có chiều cao gần 100 m. Trong xây dựng đập, việc sử dụng kết cấu bản bê tông cốt thép để ngăn thấm (CFRD) và bê tông (RCC) có hàng loạt vấn đề chưa được giải quyết, đánh giá toàn diện và nghiên cứu đầy đủ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này có thể xây dựng các bảng biểu, toán đồ nhằm tiện lợi cho việc thiết kế kết cấu đập cao trên 100 – 200m. Trong quá trình thiết kế có thể sử dụng các bảng biểu, toán đồ thu được để xác định ứng suất kéo chính ở mặt trên của bản bê tông. Có thể sử dụng bảng biểu, đồ thị trên để kiểm tra và theo dõi tình trạng làm việc của công trình. Việc nghiên cứu trạng thái ứng suất và biến dạng đập bê tông bản mặt chỉ ra rằng: thay đổi số lượng khe lún theo phương ngang, thay đổi tính chất cơ lý của lớp bôi trơn nằm giữa bản bê tông và lớp bê tông đầm lăn có thể đạt được trạng thái ứng suất và biến dạng hợp lý tốt hơn, đảm bảo độ bền và ổn định của đập, làm cho loại đập này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trên thế giới.
LV (nguồn: TC Giao thông vận tải, 10/2011)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả