Nghiên cứu đánh giá các nguồn số liệu khác nhau phục vụ cho bài toán định lượng mưa bằng số liệu ra đa tại Việt Nam
31/12/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do CN. Bùi Thị Khánh Hòa, TS. Ngô Đức Thành (Đài Khí tượng Cao Không), PGS.TS Phan Văn Tân (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) thực hiện phân tích và đánh giá một số bộ dữ liệu mưa toàn cầu và khu vực như: ERA40, NCEP/NCAR, NCC, TRMM, APHRODITE, so sánh với số liệu quan trắc mưa tại 58 trạm ở Việt Nam phân bố theo 7 vùng khí hậu, số liệu độ phản hồi vô tuyến từ các ra đa.
Đối với bài toán định lượng mưa bằng số liệu ra đa, việc sử dụng số liệu lượng mưa quan trắc để hiệu chỉnh lượng mưa quy đổi từ phản hồi vô tuyến ra đa là rất quan trọng. Do nguồn số liệu mưa tại các trạm của ta còn rất thưa thớt, quy trình lấy và lưu giữ số liệu còn thủ công, việc sử dụng các số liệu mưa tại trạm để hiệu chỉnh số liệu mưa ra đa hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo đó, hầu hết các nguồn số liệu đều thể hiện tốt khu vực xảy ra sự kiện mưa lớn đã phân tích trong báo cáo cho khu vực Việt Nam. Lưới 2.50 thường bắt được chính xác hơn về mức độ phân tán của khu vực mưa hơn các lưới có độ phân giải 0.50, 1.00 và 2.50, thể hiện chi tiết hơn. Lưới 2.50 có độ phân giải thô chỉ thể hiện tốt với trường hợp những trận mưa tại một khu vực đơn lẻ, số điểm lưới ít không bao quát được trên khu vực rộng lớn. Định lượng lượng mưa của các nguồn số liệu tương đối giống nhau nhưng khi đem so sánh với thực tế thì thấp hơn nhiều. Đối với trường hợp thử nghiệm cụ thể của trận mưa ngày 10/9/2000, các kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các nguồn số liệu nói trên đều bắt được tương đối chính xác sự kiện mưa này. Đặc biệt số liệu APHRODITE của Nhật Bản cho kết quả phù hợp nhất về mặt vị trí, cường độ cũng như mức độ chi tiết của trường mưa so với các bộ số liệu khác.
LV (nguồn: TC Khí tượng thủy văn, 8/2009)