SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu xác định dạng tồn tại của vi lượng kim loại nặng trong quặng sericit Sơn Bình bằng phương pháp TEM-EDX

Đề tài do TS. Nguyễn Văn Hạnh, TS. Đào Duy Anh (Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện.

Khoáng vật sericit trong mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh có độ tinh khiết cao, tồn tại dưới dạng vi hạt ẩn tinh nằm xen kẽ, xâm tán rất mịn với nhau, kích thước hạt từ μm tới vài trăm nm dạng vi vẩy gắn kết với nhau bởi tro núi lửa bị biến đổi. Do vậy việc xác định dạng tồn tại của vi lượng các tạp chất có hại kim loại nặng As và Pb rất khó khăn. Bằng phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua tích hợp hệ thống phân tích nguyên tố bằng năng lượng tán xạ tia x đã xác định các tạp chất có hại kim loại nặng As, Pb nằm trong trong các hạt khoáng vật khác riêng rẽ như apatit, hematit, manhetit hoặc các hạt liên kết dung dịch đặc với kích thước hạt rất mịn tới kích thước nm. Hiện tại công tác nghiên cứu, xác định công nghệ chế biến phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sericit Hà Tĩnh đáp ứng tiêu chuẩn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sơn, polyme và hóa mỹ phẩm đang được tiến hành tại Viện Khoa học vật liệu thuộc Viện KH&CN Việt Nam.
LV (nguồn: TC Công nghiệp Mỏ, số 2-2010) 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả