Nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của flavonoid chiết xuất từ lá vải (Litchi chinesis Sonn) và lá nhãn (Dimocarpus longan Lour)
15/01/2010
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do các tác giả Đào Thị Kim Nhung, Đỗ Thị Gấm (Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn KHCN), Trần Quỳnh Hoa, Trần Nam Thái (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ hóa sinh) thực hiện.
Nghiên cứu tiến hành với các chế phẩm FV (chiết xuất từ lá vải hái tại Lục Ngạn – Bắc Giang); chế phẩm FN (chiết xuất từ lá nhãn thu hái tại Hưng Yên); máu ngưới 4 nhóm (O, A, B, AB); chuột nhắt trắng và các chủng vi khuẩn kiểm định.
Kết quả cho thấy, cả hai chế phẩm FV và FN đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt thông qua phản ứng oxy hóa indigocarmin bởi enzym peroxydase của 4 nhóm máu người và quá trình peroxy hóa lipid (POL) tế bào gan chuột. Trong quá trình POL tại nồng độ 50 µg/ml chế phẩm FV có hoạt tính chống oxy hóa = 95,8%; còn tại nồng độ 30 50 µg/ml chế phẩm FN có hoạt tính chống oxy hóa = 91,56%. Sơ bộ khảo sát về hoạt tính kháng khuẩn của FV và FN, các kết quả cho thấy tại nồng độ 1,2 mg/ml, chế phẩm FV và FN chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn Gram (+) và nấm Candida albicans, còn với vi khuẩn (-) chưa có tác dụng ức chế. Trong thí nghiệm về độc tính cấp, ở mức nồng độ nghiên cứu từ 282 mg đến 846 mg/kg đối với chế phẩm FV và từ 268 mg đến 804 mg/kg đối với chế phẩm FN, các kết quả thu được đều cho thấy không gây ngộ độc cấp trên chuột nhắt trắng thí nghiệm uống.
LV (nguồn: TC Dược học, số 394-2009)