SpStinet - vwpChiTiet

 

Sử dụng cây đậu trạch và ruồi đục lá đậu (Liriomyza trifolii Burgess) để nhân nuôi ong ký sinh (Neochrysocharis okazakii Kamijo) trừ ruồi đục lá hành (Liriomyza chinensis Kato)

Đề tài do TS. Trần Đăng Hòa (Trường ĐH Nông lâm Huế) thực hiện nhằm đánh giá thời gian sống, khả năng sinh sản, sự phát dục trước trưởng thành, tỷ lệ đực cái của ong cái N. okazakii khi được cung cấp bởi L. chinensia và L. trifolii, qua đó xác định khả năng có thể sử dụng đậu trạch (Phaseolus vulgaris L.) và L. trifolii để sản xuất ong ký sinh N. okazakii thay cho hành hoa và L. chinensis để hạ giá thành sản xuất.
Ruồi đục lá hành là loài sâu hại nghiêm trọng của các vùng trồng hành ở Việt Nam. Ong ký sinh sâu non là một tác nhân sinh học có triển vọng để phòng trừ ruồi đục lá hành.
Nghiên cứu tiến hành nuôi ruồi đục lá hành trên giống hành lá A. fistulosum; L. trifolii được nuôi trên đậu trạch P. vulgaris trong tủ nuôi sâu có nhiệt độ 25 ± 50C, độ ẩm 60 ± 10%...
Kết quả, ong ký sinh Neochrysocharis okazakii hoàn thành quá trình phát dục và có tổng thời gian phát dục như nhau trong cả 2 ký chủ (L. chinensis và L. trifolii). Khả năng sinh sản và tỷ lệ giới tính của con cái sinh ra không khác nhau khi cung cấp 2 ký chủ cho ong cái N.okazakii. Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) cao hơn và thời gian của một thế hệ (T) thấp hơn đối với L. trifolii. Vì vậy tỷ lệ sinh sản (Ro) của N. okazaki cao hơn khi sử dụng L. trifolii làm ký chủ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, cây đậu trạch và L. trifolii có thể sử dụng nhân nuôi và sản xuất ong ký sinh N. okazakii để thay thế cây hành hoa và L. chinensis nhằm giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên hệ thống cây ký chủ - sâu ký chủ sử dụng để nhân nuôi và sản xuất thiên địch có thể ảnh hưởng đến tập tính của thiên địch, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng tập tính của N. okazakii.
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả