Đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và hiệu quả điều trị loét dạ dày bằng phác đồ Esomeprazole-Amoxycilline-Clarithromycin (EAC)
23/04/2009
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Đề tài do tác giả Vũ Văn Khiên (Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương quân đội 108) thực hiện nghiên cứu đặc điểm nội soi – mô bệnh học và hiệu quả điều trị loét dạ (LDD) dày bằng phác đồ Esomeprazole-Smoxycilline-Clarithromycin (EAC).
Nghiên cứu tiến hành với 102 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 1/2006-12/2007.
Kết quả cho thấy, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (tỷ lệ: 1,83) với tuổi trung bình: 45,3 ± 12,4. Về lâm sàng, đau vùng thượng vị chiếm tỷ lệ cao nhất (98%), tiếp đến triệu chứng ợ chua (57,8%). Về nội soi, 1 ổ loét kích thước 0,5-1,0 cm, vị trí hangvị-tiền môn chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng là 84,4%, 86,2% và 56%. Về kết quả mô bệnh học, viêm hoạt động (92,1%) và viêm teo (84,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau 45 ngày điều trị: 86,2% hết đau, 13,8% giảm đau. Tỷ lệ liền sẹo đạt 85,2%, đang liền sẹo 14,8%.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, 7/2008)