SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ đến hiệu quả ức chế ăn mòn thép cacbon bởi natri silicat và natri photphat trong nước đã khử oxi

Đề tài do các tác giả Vũ Đình Huy và Phạm Thị Ánh Phi (Đại học bách khoa Tp.HCM) thực hiện nhằm tìm hiểu cơ chế và tỷ lệ phối hợp tối ưu của natri silicat với natri photphat dùng làm chất ức chế ăn mòn thép trong chất lỏng “Packer Fluied” trên cơ sở đã khử khí oxi, để bảo vệ vùng không gian vành xuyến của các giếng khoan dầu khí trong khoảng nhiệt độ rộng, từ 300C-1400C.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thép cacbon P110. Thí nghiệm được tiến hành trong bình thép không gỉ, kín. Dung dịch thí nghiệm được pha chế từ hóa chất tinh khiết. Nồng độ muối natri silicat và natriphotphat là 100, 300 và 500 ppm.
Bằng phương pháp điện hóa, nghiên cứu đã chứng minh trong dung dịch nước đã khử khí oxi, natri silicat và natri phot phat đều thuộc loại chất ức chế ăn mòn che chắn: natri silicat ức chế mạnh quá trình anot còn natri photphat ức chế quá trình catot của sự ăn mòn điện hóa thép. Nhưng natri silicat ăn mòn thép tốt hơn natri phophat ở mọi nhiệt độ khảo sát. Khả năng ức chế ăn mòn thép của natri silicat và natri photphat phụ thuộc vào nhiệt độ, đạt giá trị cực đại tại 600C. Tác dụng ức chế ăn mòn thép của hỗn hợp natri silicat và natri photphat phụ thuộc vào tỉ lệ của 2 muối này.
Với dung dịch chứa 500 ppm natri silicat và 100 ppm natri phot phat có thể dùng làm chất ức chế ăn mòn thép trong môi trường nước yếm khí, trên khoảng nhiệt độ rộng từ 300C đến 1400C, tại vùng không gian vành xuyến của các giếng khai thác dầu khí.
BH (Theo tạp chí hóa học, số 3/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả