SpStinet - vwpChiTiet

 

Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận: tần suất, chỉ định điều trị, phương pháp phẫu thuật, kết quả điều trị.

Ngày 30/01, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận: tần suất, chỉ định điều trị, phương pháp phẫu thuật, kết quả điều trị”. Đề tài do GS.TS Văn Tần làm chủ nhiệm cùng nhóm nghiên cứu của bệnh viện Bình Dân và Trung tâm Medic TP.HCM .

Phình động mạch chủ (ĐMC) là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu tiền cứu phình ĐMC bụng để biết tần suất mắc bệnh, chỉ định điều trị nhất quán, phương pháp phẫu thuật chuẩn mực và kết quả điều trị trung thực. GS.TS Văn Tần và các cộng sự đã dùng phương pháp điều tra cơ bản, nghiên cứu dịch tễ học, điều trị nội và phẫu thuật trong thời gian 2 năm (từ 10/2005 đến 10/2007) để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài là: xác định tần suất phình ĐMC dưới động mạch thận ở người > 50 tuổi tại TP HCM; khảo sát đặc điểm dịch tễ học; xác lập chỉ định điều trị: nội và ngoại; đánh giá kết quả điều trị.
Qua điều tra cơ bản và dịch tễ học trên 4807 đối tượng, hơn 50 tuổi tại TP HCM, đề tài đã xác định được tỉ lệ phình ĐMC/ thận là 0.85% (nam 1.33%, nữ 0.30%). Đường kính ĐMC/ thận người Việt Nam tương đối nhỏ (15mm/nữ, 17mm/nam).
Đề tài đóng góp quan trọng vào phương pháp dịch tễ học khi đưa ra những nguyên nhân dẫn tới phình ĐMC bụng cao như: nam trên 70 tuổi, hút nhiều thuốc lá; Huyết áp cao; U bụng, De Bakey +; Rối loạn lipid máu; TMCT; bệnh đa động mạch (chân); viêm thành mạch cao. Đặc biệt, GS.TS Văn Tần đã chỉ ra kích thước đường kính ĐMC cần mổ khi >45mm với nam và > 43mm với nữ, /LS (đau), /hình ảnh (mất cân đối).

Bích Hằng

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả