SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn eucalyptus urophylla (uro) trên đất bazan thoái hóa ở Pleiku, tỉnh Gia Lai

Đề tài do TS. Nguyễn Huy Sơn (viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện nghiên cứu khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn uro trên đất bazan thoái hóa ở Pleiku.

Nghiên cứu tiến hành với đất bazan thoái hóa thuộc xã Chư H’Drong, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; keo lai tự nhiên được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, trồng hỗn hợp các dòng BV5, BV10 và BV33 theo tỷ lệ 1:1:1; bạch đàn uro (E. Urophylla) dòng U6 được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh.
Theo đó, cao nguyên Pleiku có khoảng 378.600 ha đất bazan, phần lớn đã bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt có tới 6 tháng mùa khô, tầng canh tác từ 0-20cm có độ ẩm nằm dưới ngưỡng độ ẩm cây héo (<25%) và có tới 4 tháng khô, tầng đất 0-10cm nằm dưới ngưỡng độ hút ẩm không khí cực đại (HYmax<17%), đây là độ ẩm rất nguy hiểm cho cây trồng. Do có hàm lượng sét cao, đất thường bí chặt, tỷ trọng và dung trọng đều rất cao với các trị số tương ứng là 2,68 và 1,02, độ xốp thấp với trị số là 61,68%. Môi trường đất ở tầng canh tác từ 0-20cm khá chua (pH<4,5), hàm lượng mùn khá cao nhưng hàm lượng một số chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất thấp ở dưới mức trung bình. Tỷ lệ sống sau 6 năm trồng của keo lai biến động từ 75-87%, trung bình đạt 80,2%. Tỷ lệ sống của bạch đàn uro còn thấp hơn, biến động từ 66,67-87%, trung bình đạt 75,15%. Khả năng sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao của keo lai trồng trên đất bazan thoái hóa cũng khá hơn bạch đàn uro, sau 6 năm trồng keo lai đạt trung bình 10,59cm về đường kính và 11,72m về chiều cao. Trong khi đó bạch đàn uro có các trị số tương ứng là 9,91cm và 11,35m, năng suất rừng trồng rất thấp, trữ lượng gỗ cây đứng chỉ đạt từ 60-64m3/ha, trung bình đạt từ 10-11m3/ha/năm. Những hạn chế của đất bazan thoái hóa như đã phân tích đã ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất rừng trồng keo lai và bạch đàn uro. Các giải pháp đề xuất là cải thiện giống có khả năng chịu hạn phù hợp với đất bazan thoái hóa ở Pleiku nói riêng và Tây Nguyên nói chung; cải thiện tính chất vật lý của đất bazan thoái hóa như độ xốp, độ ẩm của đất trong những tháng mùa khô bằng việc canh tác nông – lâm kết hợp trong những năm đầu mới trồng rừng; tiếp tục nghiên cứu chọn các loài cây trồng thích hợp với đất bazan thoái hóa, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
LV (nguồn: TC NN&PTNT số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả