SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu sự biến động cấu trúc của tập đoàn vi sinh vật trong quá trình xử lí đất bị nhiễm chất diệt cỏ chứa diôxin ở quy mô hiện trường bằng công nghệ phân hủy sinh học

Đề tài do tác giả Nguyễn Bá Hữu, Đặng Thị Cẩm Hà (Viện Công nghệ sinh học) thực hiện nhằm đánh giá sự biến động cấu trúc của tập đoàn vi sinh vật trong các công thức xử lý khử độc đất bị nhiễm nồng độ khác nhau của chất Dioxin (DC) ở Đà Nẵng.

Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy đất ở 5 điểm có hàm lượng DC khác nhau tại căn cứ quân sự cũ ở sân bay Đà Nẵng và lấy khoảng 3m2/điểm, chiều sâu là 60cm. Đất lấy tại mỗi điểm được trộn đều và lấy khoảng 1300kg cho vào các thùng nhựa có thể tích 1,5 m3. Các thùng này được bổ sung nguồn nước, nitơ, photpho, chất hoạt động bề mặt sinh học, các nguồn cácbon…Mẫu đất được xử lý ở 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 tháng và được bảo quản ở nhiệt độ 40C. Bằng các phương pháp tách AND tổng số và PCR, PCR – SSCP, xác định trình tự nucleôtit của gien và phân tích độ đa dạng dựa trên cây phát sinh chủng loại, đề tài đã khảo sát sự biến động cấu trúc của tập đoàn vi sinh vật trong các công thức xử lý khử độc quy mô 1,5m3 đất bị nhiễm chất DC ở căn cứ quân sự Mĩ tại Đà Nẵng. Giữa các công thức xử lý và giữa các đợt lấy mẫu, cũng có sự thay đổi về cấu trúc các tập đoàn vi sinh vật. Hai công thức 1,5DN4 và 1,5DN5 có độ đa dạng vi sinh vật thấp hơn so với các công thức còn lại. Hai công thức 1,5DN1 và 1,5 DN2 có độ đa dạng vi sinh vật cao nhất.
Kết quả so sánh trình tự nucleolit các dòng được tách từ gel SSCPvới các trình tự nuclêolit của gen 16S rARN trên GenBank và RDP cho thấy các dòng này thuộc 8 lớp vi khuẩn khác nhau bao gồm: Alphaproteobacteria, Betaproteobacteria, Gamaproteobacteria, Deltaproteobacteria, Acidobacteria, Bacterioides, Shingobacteria và Bacilli.
BH (Theo tạp chí sinh học, số1/08)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả