Mô hình quyết định hành vi cho các xe tự lái theo chuẩn "đạo đức" của con người
16/07/2020
KH&CN nước ngoài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) thì các thiết bị tự lái (autonomous vehicles - AVs) cũng khá phát triển. Tuy nhiên, việc quy định hành vi cho AVs vẫn chưa được chú trọng khi xét về góc độ "đạo đức", nếu có lái xe. Hầu hết các phương pháp đều chưa tính đến việc con người có thể sử dụng AVs vào mục đích xấu.
Hình dung một chiếc xe tự lái không chở khách sắp đâm vào một chiếc xe đang chở năm người. Nó có thể tránh được vụ va chạm bằng cách rời khỏi mặt đường, nhưng sẽ đâm phải một người đi bộ.
Các thảo luận liên quan đến hành vi "đạo đức", trong trường hợp này tập trung vào việc AI của phương tiện tự lái nên quyết định tự bảo vệ phương tiện và hàng hóa của nó, hay chọn hành động gây hại cho ít người nhất. Ở góc độ khác, nếu năm người trong chiếc xe kia là những kẻ khủng bố, và chúng cố tình lợi dụng chương trình của AI để làm hại cho người đi bộ trong tình huống này thì nên ứng xử như thế nào?
Nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã đề xuất sử dụng mô hình Tác nhân (DC – Agent Deed Consequence) để AI vận dụng khi đưa ra các quyết định về hành vi. Mô hình ADC đánh giá tính chất "đạo đức" của một hành vi dựa trên ba yếu tố: mục đích thực hiện hành vi là tốt hay xấu? bản thân hành vi này là tốt hay xấu? kết quả của hành vi là tốt hay xấu?
Ví dụ, ai cũng đồng ý việc vượt đèn đỏ là xấu. Nhưng nếu vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu thương? Hoặc vượt đèn đỏ để tránh va chạm với xe cứu thương? Cần có sự linh hoạt trong việc lựa chọn hành vi để hạn chế thiệt hại.
Veljko Dubljević, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Mô hình ADC cho phép tiếp cận gần hơn với sự linh hoạt trong cách đánh giá của con người, liên quan đến yếu tố "đạo đức" của hành vi. Mô hình này có thể dùng làm nền tảng cho các quyết định về hành vi, khi xem xét đến yếu tố "đạo đức", của công nghệ AVs. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn trong việc đánh giá yếu tố "đạo đức" với các phương tiện giao tiếp tức thời như công nghệ thực tế ảo, và thử nghiệm mô phỏng lái xe kỹ lưỡng để tránh AVs bị sử dụng cho mục đích xấu.
Diệu Huyền (CESTI) - Theo Techxplore.com