SpStinet - vwpChiTiet

 

Chùm ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng thời tiết trong vũ trụ

NASA vừa tiết lộ những bức ảnh tuyệt đẹp, có chất lượng tốt nhất từ trước đến nay về các hiện tượng thời tiết trong vũ trụ.
 
Vệ tinh Solar Dynamics Observatory (SDO - Đài quan sát động lực học mặt trời) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ghi lại hình ảnh bùng nổ vết lóa cấp trung bình diễn ra phía bên trái mặt trời ngày 8-07-2014 - Ảnh: CNN

Những vết lóa giống như những chùm lửa đỏ rực phát ra từ Mặt trời hay các vụ phun trào từ trường Mặt trời - được gọi là “thời tiết vũ trụ”, đã tạo ra những khoảng khắc rực rỡ trong không gian.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Dự báo thời tiết vũ trụ (SWPC), trụ sở chính cạnh dãy núi Rocky, bang Colorado (Mỹ), cho biết: “ Khi quan sát từ Trái đất, Mặt trời phát ra những vòng tròn ánh sáng không thay đổi, tuy nhiên nhìn từ không gian những chuyển động của tia sáng Mặt trời được tiết lộ rõ ràng nhất”. Những vết lóa Mặt trời hay những cơn bão Mặt trời có cường độ gấp 30 lần so với ánh sáng mà chúng ta thường thấy trên bề mặt Trái đất. Chúng thắp sáng cả thiên hà như những pháo hoa rực rỡ, vô hại.

Đặc biệt, trong thời gian này khi Mặt trời ở mức “tối đa năng lượng”, hoạt động mạnh nhất trong chu kì 11 năm qua, chúng ta dễ dàng quan sát những vết lóa Mặt trời hay những cơn bão Mặt trời vì xảy ra nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, những vụ nổ năng lượng hay bão Mặt trời có thể gây nhiễu một số vệ tinh, thậm chí tác động xấu đến các phi hành gia trong những chuyến đi bộ ngoài không gian.

Sau đây là một số hình ảnh tuyệt đẹp về thời tiết vũ trụ
 
Ảnh 2: Vệ tinh SDO quan sát Mặt trời 24 giờ, ảnh chụp vết lóa Mặt trời vào ngày 10-6-2014 - Ảnh: CNN
 
Ảnh 3: Được cho là nguồn gốc của những cơn bão Mặt trời mạnh mẽ, nơi bắn ra hai tia lóa nhỏ, như một bước sóng của ánh sáng cực tím. Được chụp vào ngày 2-1-2014 - Ảnh: CNN
 
Ảnh 4: Xuất hiện lỗ hào quang trên Mặt trời ngày 5-7-2014. Lỗ hào quang là khu vực mà gió Mặt trời có tốc độ cao nhất bắt đầu dịch chuyển vào không gian. Bên trong lỗ hào quang chúng ta có thể quan sát những vòng sáng - Ảnh: CNN
 
Ảnh 5: Vệ tinh SDO chụp lại cảnh tượng Mặt trời bùng nổ những vết lóa cấp X, mức mạnh nhất trong thang đo hoạt động Mặt trời ngày 12-7-2012 - Ảnh: CNN
 
Ảnh 6: Những sợi “tia sáng” lớn, không ổn định xuất hiện vào ngày 27-6-2012 được chụp bởi tàu vũ trụ STEREO - Ảnh: CNN
 
 
Vết đen, khu vực mát và tối so với khu vực khác ở Mặt trời, thường là nguồn gốc của những cơn bão Mặt trời. Bức ảnh được chụp ngày 17-7-2011.
Nguồn: Tuổi Trẻ

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả