Ấn Độ chế tạo thành công xe hơi chạy bằng khí nén
16/05/2012
KH&CN nước ngoài
KH&CN quốc tế
Loại ô tô này không hề gây ô nhiễm môi trường, vì nó chạy bằng không khí. Năm 2007, hãng ô tô Tata của Ấn Độ ký thỏa thuận với hãng thiết kế ô tô của Pháp Motor Development International. Ý tưởng của họ là chế tạo chiếc xe có thể chạy trên khí nén. Giờ đây,
Tata cho biết, họ đang thử nghiệm hai chiếc ô tô với động cơ chạy bằng loại nhiên liệu này. Bước tiếp theo là phải mở các nhà máy chế tạo để đưa mô hình vào sản xuất.
Động cơ chạy bằng khí nén không phải ý tưởng mới. Mô hình đầu tiên được đưa ra cách đây hơn một thế kỷ, và nó đã được sử dụng trong ngành khai mỏ trong nhiều thập kỷ trước khi động cơ chạy bằng điện trở nên phổ biến. Ngay cả hiện nay, khí nén cũng đang được sử dụng trong nhiều công cụ kỹ thuật.
Xe hơi chạy bằng khí nén cũng hoạt động tương tự động cơ đốt trong: nhiên liệu tạo lực ép lên piston để vận hành tay quay giúp xe chạy. Sự khác biệt là ở động cơ khí nén, các piston được vận hành bởi không khí thay cho xăng dầu. Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã thử nghiệm các loại động cơ xi lanh đơn chạy bằng khí nén.
Vấn đề duy nhất là lực. Chỉ riêng khí nén chỉ giúp xe chạy được khoảng 30 - 35 dặm mỗi giờ. Để cải thiện độ ì, xe hơi cần nhiều không khí hơn bằng cách sử dụng một máy nén khí gắn trong. Máy nén khí có thể chạy bằng điện hoặc xăng. Nhưng điều này cũng giúp xe giảm lượng khí thải đáng kể so với động cơ chạy bằng xăng dầu.
Vấn đề nữa là tầm chạy của xe. Giống tất cả phương tiện khác, xe hơi chạy bằng không khí chỉ có thể chạy tới khi nào hết nhiên liệu. Việc dự trữ khí nén cần những bình nhiên liệu được làm từ vật liệu khỏe hơn thép để chứa lượng khí nén khổng lồ.
Khí nén trong bình ít gây nguy hiểm hơn gas và hydro. Nhưng vấn đề là việc nạp nhiên liệu cho bình phải cần thời gian tối thiểu 2 giờ.
Tata có vẻ là hãng xe hơi duy nhất thực sự chế tạo được chiếc xe hơi chạy bằng khí nén. Honda tiết lộ một ý tưởng xe chạy bằng khí nén vào năm 2010 mà hãng đặt tên là Zero Pollution Motors, nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu.
Nguồn: Đất Việt