Tiểu cầu mang thuốc tự đẩy mình qua biofluids
18/06/2020
KH&CN nước ngoài
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California (San Diego) và Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh đã tạo ra tiểu cầu có thể tự đẩy qua biofluids, như một phương tiện để đưa thuốc đến các bộ phận cơ thể.
Các bác sĩ đã cộng tác với các nhà khoa học robot trong nhiều năm để nghiên cứu khả năng đưa robot siêu nhỏ vào cơ thể con người để đưa thuốc đến các bộ phận nào đó của cơ thể, ví dụ như một cơ quan bị nhiễm khuẩn hoặc khối u ung thư. Họ đã sử dụng các viên nang nhỏ có phủ kim loại, kiểm soát bằng một nam châm ở bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, hoạt động của nó kém hiệu quả. Do đó, các nhà nghiên cứu xem xét khả năng chế tạo các tế bào tự nhiên trong cơ thể để thực hiện nhiệm vụ như các robot được lập trình. Và sử dụng tiểu cầu mang thuốc và tự đẩy qua biofluids là giải pháp của họ.
Trong điều kiện bình thường, tiểu cầu không thể tự di chuyển, mà chúng được vận chuyển qua máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Cần có lực đẩy để di chuyển các tiểu tiểu cầu đến một bộ phận nào đó. Các nhà nghiên cứu đã bọc chúng theo cách bất đối xứng bằng một loại enzyme gọi là urease. Khi tiếp xúc với urease, xảy ra phản ứng tạo nên một lực, có thể dùng để đẩy tiểu cầu. Theo phương pháp này, tiểu cầu có thể được đẩy theo một hướng xác định. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, tốc độ di chuyển của tiểu cầu có thể kiểm soát được bằng nồng độ urease, và việc áp dụng urease không gây hại cho bề mặt tiểu cầu hoặc cấu hình protein của nó.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Robotics.
Diệu Huyền (CESTI) - Theo Techxplore.com