SpStinet - vwpChiTiet

 

10 công cụ dành cho giới nghiên cứu

 


So với những gì phải làm trước khi có internet, công nghệ trực tuyến thực sự là món quà quý giá cho các nhà nghiên cứu. Từ truy cập dễ dàng các bài báo đến các công cụ thực hiện việc trích dẫn và tự động đồng bộ, tất cả mọi thứ đều được số hóa giúp cho các nhà nghiên cứu ngày nay dễ dàng thu nạp kiến thức hơn bất kỳ lúc nào.


Hãy dùng thử các công cụ dưới đây và chia sẻ với đồng nghiệp của mình, có thể họ đang cần.

 

1. Zotero (www.zotero.org)


Zotero là công cụ nghiên cứu có thể tự động nhận biết nội dung trong trình duyệt, cho phép tự thêm vào thư viện cá nhân chỉ với một nhấn chuột. Zotero cho phép bao quát cả ngàn trang web, dù là bản thảo trên arXiv.org, bài báo ở JSTOR, tin tức ở The New York Times, hay sách trong danh mục thư viện.

 
 


2. EndNote (endnote.com)
 

EndNote cung cấp những công cụ để tìm kiếm, sắp xếp và chia sẻ những nghiên cứu, cho phép tạo các thư mục dễ dàng với các tính năng như “trích dẫn trong khi viết”, hay có thể tiết kiệm nhiều thời gian với các tính năng như tìm kiếm toàn văn các tài liệu tham khảo và cập nhật hồ sơ tự động. Tính năng đồng bộ của EndNote cho phép truy cập tất cả các tài liệu tham khảo, file đính kèm, … từ bất cứ nơi nào, dù làm việc trên máy tính để bàn, trực tuyến hoặc iPad.
 

 

 


3. Mendeley (mendeley.com)
 

Công cụ quản lý tài liệu tham khảo miễn phí và mạng xã hội hàn lâm giúp tổ chức nghiên cứu, hợp tác với những người khác trực tuyến và khám phá những nghiên cứu mới nhất, những việc có thể làm với Mendeley:
 

• Tạo ra thư mục tự động;
 

• Cộng tác trực tuyến dễ dàng với các nhà nghiên cứu khác;
 

• Đưa vào tài liệu từ các phần mềm nghiên cứu;
 

• Tìm tài liệu liên quan;
 

• Truy cập tài liệu trực tuyến từ bất cứ đâu;
 

• Đọc tài liệu trên đường với ứng dụng iPhone.

 
 


4. Producteev (producteev.com)
 

Đây là ứng dụng cải thiện hiệu quả làm việc tuyệt vời, hỗ trợ:
 

• Phối hợp và hoàn thành nhiệm vụ với đội/nhóm;
 

• Giao nhiệm vụ cho các thành viên;
 

• Ấn định thời hạn hoàn thành, gán nhãn và ghi chú;
 

• Giám sát công việc, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả;
 

• Tùy ý tạo dự án, số lượng đội/nhóm và thành viên bất kỳ;
 

• Đảm bảo tổ chức công việc gọn gàng và thực hiện suôn sẻ. 

 



5. Scrivener (literatureandlatte.com/scrivener.php)
 

Công cụ sinh nội dung rất mạnh dành cho nhà văn, được thiết kế để soạn thảo và cấu trúc các văn bản dài và phức tạp, giúp vượt qua giai đoạn bản thảo đầu tiên nhọc nhằn. Có thể soạn theo thứ tự bất kỳ và các mục lớn nhỏ tùy ý, xem các phần riêng lẻ hoặc toàn bộ, đưa vào bài viết hay tham chiếu đến các tập tin nghiên cứu như hình ảnh và PDF.

 


6. Camscanner (camscanner.net)
 

Giải pháp thông minh để quản lý tài liệu trên mọi thiết bị, bắt đầu với việc thu thập thông tin chính xác để lưu trữ, chia sẻ, chú thích và quản lý tài liệu cho các mục đích khác nhau; cho phép truy cập nội dung dễ dàng; sắp xếp và làm việc cộng tác hiệu quả.

 



7.Google Drive (drive.google.com)
 

Bộ công cụ hữu ích cho giáo viên, cho phép tải lên các tài liệu, làm việc cộng tác trên chúng, chia sẻ với những người khác và có thể truy cập bất cứ đâu.

 



8. Dropbox (dropbox.com)
 

Dịch vụ miễn phí cho phép “mang theo” các bức ảnh, tài liệu và video bất cứ đâu và chia sẻ chúng dễ dàng. Bạn sẽ không bao giờ phải gửi email đính kèm tập tin cần thiết cho chính mình! 


9. Evernote (evernote.com)
 

Dịch vụ cho phép ghi nhớ những ý tưởng, dự án và kinh nghiệm trên mọi máy tính, điện thoại và máy tính bảng. 



10. Các công cụ trích dẫn
 

Không thể kết thúc danh sách này mà không đề cập đến các dịch vụ web tốt nhất cho việc tích hợp thư mục và trích dẫn vào tài liệu, gồm các kiểu khác nhau như APA, MLA,… Có thể kể như Bibme (bibme.org), Easy Bib (easybib.com), RefWorks (refworks.com), Citation Machine (citationmachine.net), Citelighter (citelighter.com), Citefast (ctefast.com).
 

P. NGUYỄN (Tổng hợp), STINFO Số 8/2014

 

Tải bài này về tại đây.

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả