SpStinet - vwpChiTiet

 

Sáng chế nuôi tôm

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀM SẠCH NƯỚC VÀ ĐÁY HỒ AO NUÔI TÔM 
 

Số bằng sáng chế: 2-0000648; cấp ngày: 04/9/2007 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Nguyễn La Anh; địa chỉ: 190/10 Ngõ Văn Chương, Hà Nội, Việt Nam.
 

Giải pháp hữu ích đề cập đến quy trình sản xuất chế phẩm sinh học làm sạch nước và đáy hồ ao nuôi tôm. Với mục đích giảm giá thành và đảm bảo đa dạng sinh học, quy trình này được tiến hành bằng cách cấy hỗn hợp giống vi sinh vật Bacillus vào môi trường nuôi cấy chứa 0,2 g/L đến 4,0 g/L đạm nước mắm, 0 g/L đến 3,8 g/L đạm từ nguồn khác, 1 g/L đến 10 g/L nguồn cacbon theo tỷ lệ giữa môi trường nuôi cấy và giống là 3-10%, sau đó nuôi cấy ở nhiệt độ nằm trong khoảng từ 300 - 420C, trong thời gian 16 đến 96 giờ để thu được sinh khối. Chế phẩm này được dùng để làm sạch nước và đáy hồ ao nuôi tôm bằng khả năng phân giải thức ăn thừa, nhờ đó giảm thiểu các chất độc đối với tôm và hàm lượng COD, BOD của nước.
 

 

KHUNG ĐỰNG THỨC ĂN NUÔI TÔM
 

Số bằng sáng chế: 2-0000757; cấp ngày: 23/02/2009 tại Việt Nam; tác giả: Nguyễn Văn Lập; chủ bằng: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhựa Chí Thành; địa chỉ: 611 Trần Đại Nghĩa, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
 

Giải pháp hữu ích đề cập đến khung đựng thức ăn nuôi tôm bao gồm bốn thanh khung (1) và bốn khớp nối (2). Các thanh khung (1) và các khớp nối (2) được sản xuất hoàn toàn bằng plastic. Mỗi thanh khung (1) gồm có hai đầu nối dạng mang cá, có dạng hình chữ T ở hai đầu, và mép trên của thanh khung có hàng lỗ có đường kính là 5mm dùng để khâu lưới đựng thức ăn.
 

Thanh khung (1) theo phương án này là thanh dài có các lỗ hình chữ nhật để giảm trọng lượng và có các lỗ ở hai đầu được dùng để cột dây nhấc khung lên để kiểm tra thức ăn hoặc cho thêm thức ăn. Khớp nối (2) gồm có hai rãnh gần như có dạng hình chữ T và nằm gần như vuông góc với nhau để gài đầu nối dạng mang cá của thanh khung (1) vào. Mỗi khớp nối (2) sẽ được gài với hai thanh khung (1).
 

Khung được tạo thành từ bốn thanh khung (1) và bốn khớp nối (2) nên sẽ có tiết diện là hình vuông hay hình chữ nhật.
 

 

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NUÔI NHÂN TẠO ẤU TRÙNG TÔM HÙM
 

Số công bố đơn: 24185; ngày nộp đơn: 24/5/2010 tại Việt Nam; tác giả: Tanaka Yuji, Oozeki Yoshioki; nộp đơn: National University Corporation Tokyo University of Marine Science and Technology; địa chỉ: 4-5-7, Konan, Minato-ku, Tokyo, 108-8477 Japan.
 

Phương pháp nuôi nhân tạo ấu trùng tôm hùm, trong đó ấu trùng tôm hùm thuộc họ Palinuridae và Scyllandae được dẫn hướng tới sứa để ấu trừng tôm hùm ký sinh và phát triển trên sứa chủ.
 

Thiết bị để nuôi ấu trùng tôm hùm có bể nuôi cộng sinh (1), tại đó ấu trùng được nuôi theo trạng thái ký sinh trên sứa và bể nuôi sứa (2), được nối với nhau bằng ống nối (3), qua ống nối đó nước và sứa được cung cấp từ bể nuôi sứa (2) tới bể nuôi cộng sinh (1), và ống nối (3) được bố trí van đảo chiều (7).
 

 

TRỤC QUẠT TẠO OXY CHO ĐẦM NUÔI TÔM
 

Số bằng sáng chế: 2-0000989; cấp ngày: 12/7/2012 tại Việt Nam; tác giả: Nguyễn Văn Lập; chủ bằng: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhựa Chí Thành; địa chỉ: 106A Vành Đai Trong, Phường Bình Trị Đông A, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
 

Giải pháp hữu ích đề cập đến trục quạt tạo oxy cho đầm nuôi tôm có bạc của trục quạt bao gồm hai phần bạc (1.1, 1.2) có dạng ống được gắn ở hai phần đầu của moay ơ của trục quạt, trên thành bên của mỗi phần bạc (1.1, 1.2) có vấu rỗng (2) lồi ra phía ngoài và các vấu rỗng này nằm trong phạm vi chiều dày của thành bên của moay ơ của trục quạt, bên trong mỗi vấu rỗng (2) có ren trong (5) dùng để bắt vít xuyên qua vấu rỗng (2) của phần bạc (1.1, 1.2) nhằm bắt chặt trục quạt và ống gắn trục quạt.
 

Anh Trung (Tổng hợp), STINFO Số 12/2012

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả