10 CÔNG NGHỆ TRIỂN VỌNG NĂM 2008 do TECHNOLOGY REVIEW ĐỀ CỬ
1. Probabilistic Chips (Chips xác suất)
Tác giả: Krishna Palem, Rice University
Các con chip phải đảm bảo chính xác trong tất cả các bit tính toán, sự chính xác này đòi hỏi điện áp cao để cho con chip hoạt động. Để giảm điện áp và tiết kiệm năng lượng, Giáo sư Palem tại Rice University đã nghiên cứu và chứng minh trong mọi ứng dụng thực tế có những bit không quan trọng, có thể chấp nhận hạn chế độ chính xác tính toán để đổi lấy sự tiết giảm năng lượng đáng kể. Ông đã xây dựng công nghệ PCMOS (Probabilistic Complementary Metal-Oxide Semiconductor technology - tạm dịch là Chip Sác xuất) giải quyết vấn đề này. Công nghệ PCMOS với các Chip Sác xuất đang ứng dụng trong các thiết bị nghe nhìn, mobile phone, ... với thời gian dùng pin tăng hàng trăm lần. Trong những năm tới công nghệ này có khả năng sẽ có nhiều ứng dụng rất rộng rãi.
2. Wireless Power (Nguồn điện không dây)
Tác giả: Marin Soljacic, MIT
Vẫn theo hướng làm cho các thiết bị điện, đặc biệt các thiết bị mang theo người xài được lâu, không lệ thuộc nguồn nạp, công nghệ Wireless Power của Marin Soljacic đã tiến những bước dài. Hiện đã có trên thị trường các bộ nạp điện (charge điện) không dây để nạp điện cho điện thoại di động, máy MP3, các thiết bị trong nhà và trong xe hơi..., Tuy nhiên, công nghệ nguồn điện không dây của Marin Soljacic thì khác ở chỗ là tích điện cho các thiết bị không cần dây và thú vị hơn là không cần cả các công cụ trung gian như adapter hay pad mà thông qua cộng hưởng từ.
Các công ty điện tử và xe hơi đã chú ý đến công nghệ nguồn điện không dây này của Marin Soljacic. Bộ Quốc Phòng Mỹ dành một khoản chi phí cho nghiên cứu này với kỳ vọng quân nhân Mỹ có thể nạp điện cho các thiết bị trên chiến trường mà chẳng cần ... gì cả! Còn chính Marin Soljacic vẫn còn dè dặt trong mối hợp tác này.
3. Cellulolytic Enzymes (Enzyme chuyển hóa xenluloz)
Tác giả: Frances Arnold, Caltech
Tiếp nối những công nghệ năng lượng, Tech Review đề cử công nghệ mà nữ giáo sư Frances Arnold, nhà khoa học thuộc Caltech – California đã sáng chế. Xenlulô là chất sợi hữu cơ hyđrat-cacbon phức hợp cấu thành nên vỏ cứng tế bào của thực vật. Nhiên liệu sinh học làm từ sinh khối xenlulô, bao gồm thân cây ngô, mạt cưa, cây thân mềm và cỏ ..., có thể thay thế cho ngũ cốc để sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, việc bẻ gãy mạch liên kết phân tử xenlulô thành phân tử đường đơn giản để từ đó lên men tạo thành cồn hiện vẫn là quá trình phức tạp, hiệu suất thấp và chi phí lớn. Frances Arnold đã giải quyết công đoạn khó khăn này mở ra triển vọng to lớn phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học với chi phí thấp và bảo toàn an ninh lương thực, hơn hẳn quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc như hiện nay.
4. Graphene Transistors (Bán dẫn bằng graphene)
Tác giả: Walter de Heer, Georgia Tech
Giáo sư Walter de Heer của đại học Georgia Tech đã phát minh và có những thành công rất bất ngờ với một chất thay thế silicon gọi là graphene trong công nghiệp bán dẫn.
Graphene, một dạng mới của carbon, hầu như không có điện trở, dẫn nhiệt và tản nhiệt nhanh, được Walter de Heer “tách ra” từ carbon, có thể thay thế Silicon trong chế tạo vi mạch, làm tăng tốc độ xử lý, giảm kích thước các thiết bị bán dẫn, tản nhiệt tốt.
Graphene có nhiều triển vọng, tương lai sẽ mang đến những thay đổi lớn cho cho ngành công nghiệp bán dẫn. Hewlett-¬Packard, IBM, và Intel (hãng tài trợ hoạt động của de Heer) đều đã chuẩn bị điều nghiên để sử dụng graphene cho sản phẩm của mình.
5. NanoRadio (Máy phát sóng nano)
Tác giả: Alex Zettl, Berkeley - California
Các hãng sản xuất thiết bị luôn tìm cách nghiên cứu sản xuất những máy phát sóng radio có kích thước ngày càng nhỏ. Trong năm năm qua, nhóm của Zettl đã tạo ra máy phát sóng nano, làm việc ở phạm vi phân tử. Sóng vô tuyến cực nhỏ này được hình thành từ nanotube mở ra hướng ứng dụng đa dạng từ điện thoại di động đến chẩn đoán y khoa. Ví dụ máy phát sóng nano được ứng dụng như các sensor (cảm biến) cấy dưới da, luồn trong mạch máu của bệnh nhân để phát hiện bệnh tật và rất nhiều ứng dụng tiềm năng khác.
6. Atomic Magnetometers (Từ kế nguyên tử)
Tác giả: Tiến sỹ John Kitching, Viện Tiêu chuẩn và
Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST)
Nhiều năm qua, đã có rất nhiều thành tựu trong khoa học và đời sống với sự ra đời của các thế hệ máy tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) dùng trong y tế, máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) dùng nghiên cứu tế bào, dò tìm dầu mỏ,... Tuy vậy nói chung chúng cồng kềnh, đắt tiền và hao năng lượng. Nhà vật lý John Kitching của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) đang phát triển một cảm biến từ cực nhỏ, có thể dò tìm những từ trường rất yếu, nên ứng dụng cho máy MRI, NMR,... sẽ cho ra những hình ảnh chính xác, các máy này sẽ rất... micro, ít tốn năng lượng, lại nhạy như những máy to và đắt tiền. Vì nhỏ như hạt gạo nên được gọi là máy đo từ nguyên tử. Từ các cảm biến của Kitching, một ngày không xa, các máy MRI, NMR,... nhỏ gọn hoạt động nhanh nhạy, chính xác lại rẻ tiền sẽ ra đời.
7. Offline Web Applications (Web Gián Tuyến)
Tác giả: Kevin Lynch, Adobe Systems
Ngày nay, những ứng dụng chạy trên các máy tính của chúng ta đã có thể tạm chia thành 2 “thế giới”: có Internet (những ứng dụng On – Line hay còn gọi là trực tuyến) và không có Internet (những ứng dụng Off – Line, tạm gọi là gián tuyến).
Kevin Lynch, kiến trúc sư trưởng phần mềm kiêm phó chủ tịch bộ phận nền tảng của Adobe cùng cộng sự đã nghiên cứu phát triển phần mềm AIR (Adobe Integrated Runtime) lấp đi cái lằn ranh giữa 2 thế giới nói trên. Chúng ta sẽ có thể chạy nhiều ứng dụng trên Web mà không cần Internet. Chẳng hạn khi ta cắt Internet thì ứng dụng E-Mail đóng lại, các hộp thư đều đóng. Với AIR thì nhiều thứ còn tiếp diễn thoải mái trừ chuyện còn muốn Chat với bạn tận ở Hà Nội! Cũng có những ý kiến không đánh giá cao xu hướng này. Tuy nhiên Tech Review vẫn chọn đây là công nghệ triển vọng. Hãy chờ xem!
8. Reality Mining (Khai mỏ thông tin thế giới thực)
Tác giả: Sandy Pentland, MIT
Sandy Pentland, giáo sư tại MIT xác định rằng bằng việc thêm vào một vài thuật toán, điện thoại di động có thể ghi nhận nhiều thông tin từ người sử dụng nó. “Khai mỏ thông tin thế giới thực”, được ghi nhận từ điện thoại như các thông tin về tình trạng thể chất đến âm điệu của các cuộc đàm thoại, cha mẹ có thể biết được hành vi của con cái, hoặc từ thông tin có được từ các điện thoại di động trong cộng đồng có thể biết được sự lan tỏa của một bệnh dịch đang hoành hành... và nhiều lợi ích khác nữa. Như vậy, có thể so sánh “khai mỏ thông tin thế giới thực” là một ứng dụng CNTT nhằm khai thác triệt để những nguồn tài nguyên thông tin hình thành liên tục, mọi chỗ, mọi nơi và đang bị con người bỏ phí. Với công nghệ “khai mỏ thông tin thế giới thực” thì mọi việc xảy ra của con người đều có thể nhìn thấy được như là sự nhìn thấy của “tạo hóa” về con người. Có lẽ đây là dữ liệu của giải pháp công nghệ được đề cử tiếp theo dưới đây (?)
9. Modeling surprise (Mô hình hóa những bất ngờ)
Tác giả: Eric Horvitz, Microsoft Research
Cuộc sống hiện đại phụ thuộc nhiều vào những dự báo: Ở đâu sẽ bị lở đất? Giá cổ phiếu sẽ thế nào khi giá bất động sản giảm? Ai sẽ thắng trong trận kế tiếp?.... Hiện nay, việc mô phỏng trên máy tính đã dự báo nhiều điều chính xác, nhưng vẫn còn xảy ra nhiều những bất ngờ mà hầu như chúng ta không thể loại trừ được. Tuy nhiên Eric Horvitz, trưởng nhóm nghiên cứu về những tương tác và hệ thống thích hợp (The Adaptive Systems and Interaction) của Microsoft, đã xây dựng kỹ thuật mà ông gọi là: mô hình hóa những bất ngờ (Modeling surprise), cho phép giảm thiểu thấp nhất những cái bất ngờ ấy!
10. Connectomics (Bản đồ hệ thần kinh)
Tác giả: Jeff Lichtman, Đại học Harvard
Nhà khoa học về thần kinh Jeff Lichtman - đại học Harvard, đã nghiên cứu được cách vẽ ra bản đồ mạng một bộ phận hệ thống thần kinh của động vật có vú.
Theo như Sebastian Seung, một cộng sự của Lichtman: “Não bộ như một máy tính mà hệ thống dây dẫn tự phát triển và tự phục hồi, nếu ta lập một biểu đồ về hệ thống dây dẫn này thì ta có thể hiểu cơ chế hoạt động của nó”. Điều này có nghĩa là từ việc vẽ được biểu đồ mạng của hệ thần kinh, ta có thể hiểu được não bộ, cách não bộ hoạt động, và những bệnh như tự kỷ, tâm thần phân liệt do một dây thần kinh nào đó bị khiếm khuyết có thể được phát hiện dễ dàng.
Não người có hàng trăm tỷ tế bào với tỷ tỷ khớp nối, tạo ra một bản đồ chi tiết của não bộ là một thử thách lớn. Tuy vậy Jeff Lichtman và cộng sự đã có công cụ để vẽ ra biểu đồ mạng não bộ. Điều này mở ra một hướng đi đầy triển vọng trong nghiên cứu về não bộ con người và điều trị các bệnh tật có nguồn gốc từ hệ thần kinh.
10 CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU NĂM 2008 do TIME ĐỀ XUẤT
Xem chi tiết: Vnexpress.net
1. Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới, mô phỏng lại vụ nổ Big Bang tạo ra vũ trụ.
2. Internet trên vũ trụ duy trì liên lạc ổn định trên vũ trụ.
3. Máy tính nhanh nhất thế giới của IBM mang tên RoadRunner trị giá 133 triệu USD đã đạt tốc độ 1 triệu tỷ phép tính mỗi giây (petaflop) - điều mà hãng điện tử NEC của Nhật dự đoán sẽ hoàn thành vào 2010.
4. Bộ nhớ memristor, hiện thực hóa một giả thuyết về mạch điện từ cách đây 37 năm, giúp máy tính từ bỏ khái niệm “khởi động”, tức có thể sẵn sàng hoạt động nhanh như người ta bật bóng đèn.
5. Trò chơi Spore bắt đầu từ một tế bào đơn và bằng cách “ăn thịt” vi sinh bé hơn, trốn chạy những kẻ thù lớn hơn để dần tiến hóa thành ông tổ của cả một nền văn minh, là một trong những dự án game mô phỏng tham vọng nhất.
6. Màn hình sinh học, sử dụng màn hình LED và vi mạch để lướt web hay hiển thị hình ảnh, bản đồ, dữ liệu, ... trong không gian.
7. Áo tàng hình do Đại học UC Berkeley (Mỹ) sáng chế, tạo một tấm áo khoác như của nhân vật phù thủy Harry Potter!
8. Internet của đồ vật, tạo một mạng cho phép các ứng dụng tích hợp cảm biến (sensor) trong gia đình, công ty... chúng có thể liên lạc với nhau!
9. Đồng hồ không kim không số, cứ mỗi giờ trôi qua, một mắt xích lại rơi xuống chiếc áo quan giấu phía sau nhắc nhở ta về cuộc sống ngắn ngủi và quý báu.
10. Camera cho người mù, với camera trên trán và màn hình Braille phía sau sẽ tạo hình nổi của bất cứ cảnh gì ống kính đang hướng tới.
10 CÔNG NGHỆ ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2008 do CRN ĐỀ CỬ
Xem chi tiết: Vnmedia.vn
Ảo hóa được coi là thay đổi công nghệ mới nhất từ thời kỳ bùng nổ “dot.com”.
Giải pháp thay thế Microsoft Office. Có rất nhiều các giải pháp thay thế Microsoft Office đa số đều miễn phí và có rất nhiều tính năng như Microsoft Office.
Chuẩn không dây tốc độ cao 802.11n, người dùng sẽ có cảm giác như đang sở hữu một đường thuê riêng ISDN.
Giao tiếp hợp nhất, công nghệ mang lại những cải tiến lớn trong cách thức tổ chức, quản lý cuộc gọi, tạo ra hiệu quả cao nhất.
Video hội họp, dù đã có từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến nay đã có rất nhiều lựa chọn thích hợp tùy yêu cầu.
Công nghệ nano, hy vọng sẽ sớm có những chiếc máy tính có kích thước chỉ bằng một chiếc nút bấm.
Sao lưu dữ liệu, chuyện xưa nhưng đang ngày càng quan trọng và có nhiều phát kiến mới, điển hình là sản phẩm của hãng Exagrid.
Thời của Linux, có thể làm việc mà không cần phần mềm Microsoft? Vâng!
Chất lượng màn hình được nâng cao, dòng màn hình LCD VP có thể tái tạo tới 110% gam màu NTSC.
Máy in định dạng lớn mang lại tiết kiệm lớn cho doanh nghiệp.
10 đột phá công nghệ 2008 do Popular Mechanics bình chọn hàng năm
cho đột phá “Breakthrough Awards”
Xem chi tiết: Người Lao Động ngày 30/12/2008
Xe siêu nhẹ, với tổng trọng lượng chưa đến 700 kg, chiếc xe 2 chỗ ngồi được làm chủ yếu từ sợi composite có thể chạy được 120 dặm với một lần sạc pin 8 giờ.
Nhiên liệu mới, chủ yếu là... muối, đường và nấm được trộn lẫn nhau, nhưng “hỗn hợp pha chế” này lại cho ra đời loại nhiên liệu mới rất thân thiện môi trường, có thể so sánh với dầu diesel về tính nhạy lửa.
Công cụ chẩn đoán sớm ung thư, có kích cỡ như chiếc thẻ thanh toán sẽ giữ lại các tế bào ung thư khi cho dòng máu chảy qua.
Hệ thống cảm biến nhiệt điện, chủ yếu là để chuyển nhiệt thành điện với hiệu quả gấp đôi so với kỹ thuật hiện nay...
Lực đẩy mới mở đường cho lực đẩy mới trong tương lai ngành vũ trụ
Bột lọc nước, với chỉ vài xu không chỉ có khả năng lắng cặn mà còn diệt khuẩn và virus, không gây hại cho các sinh vật ký sinh có lợi như cryptosporidium và giardia.
Điện mặt trời với nhiều đột phá công nghệ mới, hai nhà máy điện mặt trời ở Nam California, dự kiến sẽ tạo ra lượng điện đủ để cung cấp cho hơn một triệu hộ gia đình.
Hệ thống giám sát cử động, làm cho … nhà cửa sẽ phản ứng và có “hành động” tương thích với các hoạt động và nhịp sinh học của chủ nhân khi nó “quan sát” chủ nhân!
Công nghệ không cần điện, nhằm giúp người dân các nước nghèo bằng việc tạo ra những công nghệ giá rẻ và đơn giản, bà B. Smith đã sáng tạo ra nhiều giải pháp như vậy.
Xe lăn địa hình, loại xe đa dụng dễ dàng thích nghi với mọi địa hình, từ đồi dốc, sa mạc với các tính năng điều khiển đơn giản, giúp người khuyết tật rất hiệu quả.
10 SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ TUYỆT NHẤT NĂM 2008 do BUSINESSWEEK ĐỀ XUẤT
(5 sản phẩm đầu là các thiết bị di động)
Xem chi tiết: Vietnamnet.vn
App Store.
BlackBerry Storm.
iPhone 3G.
Flip Mino.
Peek.
MacBook Air, máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới có thể nhét vừa bên trong một phong bì khổ A4, với chiều dày 0,75 inch, Air chính là notebook mỏng nhất hiện nay.
Chrome, Công cụ duyệt Web mới đầy tham vọng.
Twitter, Dịch vụ blog mini đang thực sự tỏa sáng.
Firefox 3 đã đi vào sách Kỷ lục Guiness như phần mềm được tải nhiều nhất trong ngày. Nó cũng giúp Mozilla kiểm soát hơn 20% thị phần trong tháng 11.
Wii Fit chiếc máy chơi game vững chân trong Top các sản phẩm bán chạy nhất.
STINFO (tổng hợp)