SpStinet - vwpChiTiet

 

Lịch sử và những tiến bộ về điều trị ngoại khoa bộ phận sinh dục ngoài trong bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh

Đề tài do tác giả Lữ Văn Trạng (Bệnh Viện Đa Khoa Khu vực Tỉnh (Châu Đốc), An Giang) thực hiện đề cập các kỹ thuật tạo hình bộ phận sinh dục trong điều trị ngoại khoa bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Tạo hình bộ phận sinh dục ngoài nhằm 2 mục đích chính () là phục hồi chức năng và thẩm mỹ. Phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục ngoài nữ gồm 3 bước: tạo hình âm vật, tạo hình âm đạo và tạo hình môi lớn môi nhỏ, được thực hiện bằng 2 phương pháp: tạo hình 1 giai đoạn (hay 1 thì) là tạo hình âm vật, âm đạo và môi nhỏ môi lớn cùng 1 lúc, tạo hình 2 giai đoạn (hay 2 thì) là tạo hình âm vật và môi lớn môi nhỏ trước, thời gian sau tạo hình âm đạo.
Đề tài tiến hành với 48 bệnh nhân và phẫu thuật 1 thì chiếm 41,8% (20 bệnh nhân), đồng thời trình bày các vấn đề liên quan đến lịch sử, sự tiến bộ, tài liệu của kỹ thuật tạo hình âm vật, tạo hình âm đạo theo quan điểm và đề nghị của hàng loạt các tác giả trên thế giới.
Theo đó, tạo hình âm vật có thể thực hiện cắt bỏ âm vật đơn thuần (Gross 1966), vùi âm vật (Lattimer 1961)…; tạo hình âm đạo gồm tạo hình âm đạo có lỗ đổ âm đạo ở đáy chậu, tạo hình âm đạo thấp, tạo hình âm đạo cao, thay thế âm đạo… Nhìn chung, phẫu thuật tạo hình phải giải quyết được các vấn đề như tạo lỗ vào đủ rộng cho âm đạo, tạo một dáng vẻ bình thường của bộ phận sinh dục ngoài, tách rời hoàn toàn âm đạo với niệu đạo, loại trừ mô cương âm vật mà vẫn giữ được sự phân bố thần kinh, cảm giác và cung cấp máu của tuyến, tránh những biến chứng của đường tiểu… Phẫu thuật 1 thì được đề nghị tiến hành cho trường hợp âm vật lớn ở lứa tuổi sớm, 2 thì tiến hành cho lứa tuổi muộn hơn. Tuy nhiên ngày nay các tác giả đều chủ trương phẫu thuật âm vật tốt nhất là kết hợp với tạo hình âm đạo 1 thì.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả