SpStinet - vwpChiTiet

 

Mô hình trồng rau an toàn

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong nông sản ở Việt Nam, nhất là trong rau xanh đang gây nhiều lo lắng và bức xúc. Mô hình này giúp hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có hàm lượng hoá chất độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

Hiện nay, rau an toàn đang là mặt hàng xuất khẩu có năng suất và giá trị kinh tế cao, có thể sản xuất trái vụ, phù hợp với nhiều địa phương và được nhiều tầng lớp người tiêu dùng ưa chuộng.

Công nghệ rau an toàn đơn giản, dễ chuyển giao, có thể áp dụng đại trà. Cây trồng ít bệnh, ít phải phun thuốc trừ sâu, giảm chi phí. Có thể tận dụng được diện tích nhỏ hẹp như sân thượng, lan can để trồng rau thủy canh.

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Các điều kiện sản xuất

  • Đất: Chọn các loại đất pha cát, thịt nhẹ tức là các loại đất có sa cấu nhẹ dễ thoát nước, từ hơi chua đến trung tính (pH của đất biến động từ 5,5 - 7,0), không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng
  • Phân bón: Phân hữu cơ vi sinh được ủ hoại mục trước khi sử dụng.
  • Dụng cụ làm đất: Cuốc các loại, cào nhiều răng để san bằng mặt luống….và các loại dụng cụ phục vụ làm đất khác.
  • Dụng cụ gieo ươm cây non: Khay gieo hạt, nylon làm bầu…
  • Thiết bị tưới: Mô tơ, máy bơm nước, bình tưới Ô doa, hệ thống tưới phun, bình phun thuốc…
  • Phương tiện vận chuyển: Xe cải tiến vận chuyển sản phẩm, vật tư phân bón.Chú ý phải có phương tiện chuyên dùng, tránh gây ô nhiểm sản phẩm rau.
  • Nước tưới: Nguồn nước tưới không ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất độc hại.
  • Giống: Chọn giống có tỷ lệ nảy mầm trên 90%, độ sạch trên 98%, ẩm độ hạt nhỏ hơn 10% và không có hiện tượng bị sâu mọt.

Phương pháp sản xuất

Khổ qua

  • Chuẩn bị đất: tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Cày ải và dọn sạch cỏ dại, bừa đất nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1-1,2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 25-30cm.
  • Gieo hạt: Trước khi gieo hạt nên xử lý hạt bằng nước ấm và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo xuống đất, chỉ gieo sâu khoảng 1,5cm rồi phủ phân chuồng và lưới chống trôi hạt khi tưới lên. Mỗi hốc đất gieo từ 1 – 2 hạt.
  • Bón phân: Bón thúc và bón lót phân chuồng hoai, phân Supe lân/lân vi sinh, phân NPK, phân ure và phân Kali.
  • Chăm sóc: Sau khi trồng 5-7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Tưới 3 – 5 ngày/lần tùy mùa vụ.Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giànhình chữ U ngược cao tối thiểu 2m. Bên cạnh đó, khi dây leo lên giàn cần sửa dây và tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Regent 0,3G, Tập kỳ, Vertimec, Actara, Ofunack, Mancozeb…
  • Thu hoạch: Khoảng 45-50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch, mỗi ngày thu 1 lần.

Dưa leo

  • Chuẩn bị đất: Cày ải và dọn sạch cỏ dại, bừa đất nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1-1,2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 25-30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 60-80cm, Mật độ: 5.000 - 6.000 cây/ha.
  • Gieo hạt: Gieo thẳng hoặc gieo vào bầu trong vườn ươm. Gieo 1,0-1,5 kg hạt/ha..
  • Bón phân: Bón thúc và bón lót phân chuồng hoai mục, phân Supe lân, phân ure và phân Kali.
  • Chăm sóc: Cần tỉa bớt cây xấu, bị bệnh, đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách vào thời kỳ cây con.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Regent 0.3G, Vertimec, Kasai, Ridomil,Foraxyl …

Bí đao

  • Chuẩn bị đất: Cày ải và dọn sạch cỏ dại, bừa đất nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1-1,2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 25-30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 60 - 80cm. Mật độ 5.000 - 6.000 cây/ha.
  • Gieo hạt: Trước khi gieo hạt nên xử lý hạt bằng nước ấm và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo xuống đất sâu khoảng 1,5cm sau đó phủ phân chuồng và lưới chống trôi hạt khi tưới lên. Mỗi hốc đất gieo từ 2 – 3 hạt.
  • Bón phân: Bón thúc và bón lót30tấn phân chuồng, 300 - 500 kgphân Supe lân/lân vi sinh, 400kg phân NPK, 120kg phân urevà 150kgphân Kali cho 1ha.
  • Chăm sóc: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Tưới 3 – 5 ngày/lần tùy mùa vụ. Khi dây bí dài > 1,5m thì đôn dây bí cho đến khi ra hoa.Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn hình chữ U ngược cho bí leo. Bên cạnh đó, khi dây leo lên giàn cần sửa dây và tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Basudin 10H, Lannate,Actara, Ofunack, Mancozeb …
  • Thu hoạch: 45-50 ngày sau khi gieo, mỗi ngày thu 1 lần.

Bí đỏ

  • Khoảng cách: liếp rộng 3 -7m, cây cách cây trên hàng 50-80cm.
  • : Lượng giống cần cho 1ha là 600 - 800g.
  • Bón phân: Bón thúc và bón lót30tấn phân chuồng, 300 - 500 kg phân Supe lân/lân vi sinh, 400kg phân NPK, 120kg phân urevà 150kg phân Kali cho 1ha.
  • Chăm sóc: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo. Khi dây bí dài > 1,5m thì đôn dây bí cho đến khi ra hoa thì ngưng. Cần kết hợp sửa dây và tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh, kê trái và thụ phấn bổ sung giúp bí đậu trái tốt.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Regent 0.3G, Tập kỳ,Actara, Ofunack, Mancozeb…
  • Thu hoạch: 90 - 100 ngày sau khi gieo, mỗi ngày thu 1 lần.

Bầu

  • Khoảng cách: liếp rộng 0,7m, cao 0,3m, tim liếp cách nhau 1m.Trồng 1 hàng, cây cách cây 0,8m..
  • : Lượng giống cần cho 1ha là 300 - 400g.
  • Cách trồng: Đào hốc kích thước 50x50x30cm.Bón phân chuồng, cỏ hoai mụcvà khoảng 100g hỗn hợp phân NPKcho mỗi hốc trước khi trồng.
  • Chăm sóc:Tưới thường xuyên 1 – 2 lần/ngày.Giai đoạn tăng trưởng, bón thúc mỗi tuần một lần. Giai đoạn ra hoa, đậu trái, bón thúc 7-10 ngày một lần. Bắt đầu làm giàn khi bầu mọc dài được 1 mét, khi trồng được 2 tháng thì nương dây cho bầu leo giàn. Khi bầu ra nhiều dây thì tỉa dây ở đoạn thân từ gốc đến giàn.
  • Thu hoạch: Sau khi trổ hoa từ 10 – 12 ngày.

Ớt

  • Giống: Sử dụng giống số 20, 22, 24 của Công ty CP Giống cây trồng miền Nam và giống ớt hiểm của Công ty Tân Đông Tây. Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 150 - 200 gam.
  • Liếp trồng: rộng 1,2-1,4m, cao 30-40cm, rãnh rộng 40cm. Trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm.
  • Phân bón: Bón thúc và bón lót 30tấn phân chuồng, 300 - 500 kg phân Supe lân/lân vi sinh, 600 -1.000kg phân NPK, 180kg phân urevà 250kg phân Kali cho 1ha.
  • Chăm sóc: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết, trồng xong tưới nước ngay để tránh bị héo (tưới 3 – 5 ngày/lần tùy mùa vụ). Khoảng 30 ngày sau khi cấy thì cắm chà dọc, giăng dây theo đường zích zắc để giữ cho ớt không đổ ngã. Sau 20 – 25 ngày, tiến hành tỉa bỏ nhánh gốc dưới chạng 3.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Regent 0.3G,Atabron, Actara, Ofunack, Coc 85, Topsin …
  • Thu hoạch: 65-70 ngày sau khi gieo, cứ 2-3 ngày thu 1 lần.

Cà tím

  • Giống: Sử dụng giống của các Công ty hoặc giống địa phương có vỏ nâu. Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 50-60 gam và mật độ khoảng 9.000 - 15.000 cây/ha.
  • Liếp trồng: Rộng 0,8-0,9m, cao 30-40cm, tim liếp này cách tim liếp kia 1,2m. Trồng 1 hàng, cây cách cây 50-60cm.
  • Phân bón: 30tấn phân chuồng, 300-500 kg phân Supe lân/lân vi sinh, 600-800kg phân NPK, 200kg phân urevà 250kg phân Kali cho 1ha.
  • Chăm sóc: Sau khi cấy7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết, trồng xong tưới nước ngay để tránh bị héo (tưới 3 – 5 ngày/lần, tùy mùa vụ). Sau đó tiến hành cắm chà để giúp cho cây đứng vững và tỉa bỏ nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các loại thuốc Regent 0.3G,Atabron, Actara, Ofunack, Coc 85…
  • Thu hoạch: 50 - 60 ngày sau khi gieo. Cách 2 – 3 ngày thu 1 lần.

Đậu cove, đậu đũa

  • Khoảng cách trồng: Liếp rộng 1,2m, cao 15-20cm, hàng cách hàng 80-100cm, hốc cách hốc 20-25cm, gieo 20 hạt/hốc.
  • Gieo hạt: Gieo từ 2 – 3 hạt/hốc.Sau khi gieo rãi một lớp đất mỏng phía trên và rải thêm Regent 0.3G. Tưới đất trước khi gieo và sau khi gieo chỉ tưới ít để hạt nẩy mầm.
  • Bón phân: Bón thúc và bón lót 20 tấn phân chuồng hoai, 200kg phân Supe lân, 150 kg phân ure và 100kg phân Kali cho 1 ha.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Che phủ bạt nilon để hạn chế cỏ dại và dòi đục lá. Sử dụng các loại thuốc Ofunack, Oncol, Cyper, Validacin, Mexyl MZ...

Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế

Hiện kỹ thuật trồng rau an toàn đã được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao từ 400 – 500 triệu/ha/năm, điển hình là một số nơi như sau:

  • Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước An (Địa chỉ: 12/19D ấp 4, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh).
  • Liên tổ sản xuất và kinh doanh rau an toàn Tân Trung (ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi).
  • Hợp tác xã Ngã Ba Giồng (Địa chỉ: ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn).

Ngoài ra, kỹ thuật trồng rau sạch còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Đồng thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm rau quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cải tạo đất, nguồn nước và sức khỏe cho người dân.

Địa chỉ chuyển giao, tư vấn

Mô hình sản xuất tiêu biểu

HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng: 63/5A, ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn. Điện thoại: (028).37 180 596

Tổ sản xuất rau an toàn Dân Thắng 1: 71/12, ấp Dân Thắng 1, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn. Điện thoại: (028).37 132 240

Tổ sản xuất rau an toàn Tân Hiệp: 6/4B, ấp Thới Tây 1, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn. Điện thoại: (028).37 105 364

HTX rau an toàn Tân Phú Trung – Huyện Củ Chi: Ấp Đình, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi. Điện thoại: 0908.218.501 (Ô. Toản – Chủ nhiệm HTX)

HTX rau an toàn Nhuận Đức – Huyện Củ Chi: Ấp Bàu Trăn, Xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi. Điện thoại: 0909.272.326

HTX rau an toàn Phước An – H. Bình Chánh: Ấp 1, Xã Tân Quý Tây, Huyện Bình Chánh. Điện thoại: (028).38 806 991 – 0903.679.806 (Ô. Chánh – Chủ nhiệm HTX)

Địa chỉ cung cấp giống và vật tư nông nghiệp

Công ty TNHH Gino: 146/6A Võ Thị Sáu, P.8, Quận 3. Điện thoại: (028).38 293 134 - 38 208 648

Công ty giống cây trồng TP: 97 Nghĩa Thục, Quận 5. Điện thoại: (028).39 235 343

Công ty giống cây trồng miền Nam: 282 Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại: (028).38 442 414 - 38 444 633

Công ty Trang Nông: 61A Lê Quang Sung, Phường 2, Quận 6. Điện thoại: (028).39 690 931

Công ty giống Đông Tây: Ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn. Điện thoại: (028).37 157 927

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả