SpStinet - vwpChiTiet

 

Giải pháp hỗ trợ hồi sức tim phổi thời gian thực

Hiện nay, khi xảy ra sự cố cần cấp cứu, người dân còn gặp nhiều khó khăn để có thể tiếp nhận được dịch vụ cấp cứu chuyên nghiệp nên phải tự xử lý và vận chuyển người bệnh đến bệnh viện, thường không đúng kỹ thuật, chuyên môn y tế dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. CPR (Cardiopulmonary resuscitation) là kỹ thuật hồi sinh tim phổi, rất hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu (kể cả đau tim hoặc đuối nước, điện giật...) khiến bệnh nhân ngừng thở hoặc ngưng tim đột ngột.

Thực trạng lĩnh vực ứng dụng công nghệ

Hằng năm chỉ tính riêng tại Hoa kỳ cũng đã có đến trên 350.000 nạn nhân bị chứng đột quỵ này, trong đó, hơn 70% là xảy ra tại nhà. Giải pháp hỗ trợ hồi sức tim mạch thời gian thực thông qua thiết bị AED Plus ứng dụng máy sốc tim tự động (AED) cho phép cấp cứu toàn diện, phản hồi về nhịp và độ sâu ép ngực qua tính năng Hỗ trợ hồi sức tim phổi chân thực (Real CPR Help), đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapore,…

Tại Việt Nam, giải pháp này cũng đã được sử dụng khá phổ biến ở các bệnh viện, cơ sở y tế, khách sạn, doanh nghiệp như Khách sạn Sunway Hà Nội, Công ty TNHH Lotte Advanced materials Việt Nam,…cũng như sử dụng trong các trận đấu thể thao (giải Futsal Đông Nam Á 2017 tại TP.HCM,...).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Giải pháp hỗ trợ hồi sức tim phổi thời gian thực thông qua thiết bị khử rung tim ngoài tự động, sử dụng giọng nói nhắc nhở và chỉ báo bằng hình ảnh để hướng dẫn người cấp cứu thực hiện quy trình hồi sức, có thể bao gồm sốc tim và/hoặc hồi sức tim phổi (CPR). Thiết bị tích hợp dạng sóng khử rung Biphasic không méo, hoạt động ở chế độ dành cho người lớn hoặc trẻ em.

Hình 1: Thiết bị hỗ trợ hồi sức tim phổi thời gian thực

Thiết bị hỗ trợ miếng điện cực khử rung tim (dành cho trẻ em và người lớn), đồng thời tự động điều chỉnh năng lượng khử rung tim căn cứ vào loại miếng điện cực được kết nối với thiết bị. Khi các điện cực được đặt lên ngực, máy khử rung tim sẽ theo dõi nhịp điện tâm đồ (ECG) của nạn nhân, phân tích nhịp và xác định khả năng có thể đánh sốc hay không. Khi cần, năng lượng khử rung tim được cung cấp qua các điện cực này. Khi phát hiện nhịp có thể đánh sốc, thiết bị sẽ nạp điện và phát cảnh báo "Press Flashing Shock Button". Người cấp cứu ấn nút Shock để đánh sốc. Tiếp theo, người cấp cứu được nhắc thực hiện CPR trong thời gian 2 phút. Sau đó thiết bị sẽ tự động tạo một phân tích ECG mới.

Giải pháp có hệ thống hỗ trợ đường thở bị động để đỡ cổ và vai của nạn nhân ở vị trí hỗ trợ duy trì đường thở cùng các phụ kiện dùng một lần (dao cạo, khẩu trang barrier, kéo và khăn).

Hình 2: Quy trình sử dụng

Ngoài ra giải pháp còn hỗ trợ công nghệ Real CPR Help với CPR-D-Padz, bao gồm một cảm biến phát hiện tốc độ và độ ép ngực CPR. Cảm biến này được đặt trên ngực của nạn nhân sao cho nằm giữa bàn tay của người cấp cứu và xương ức dưới của nạn nhân trong khi ép ngực. Khi người cấp cứu thực hiện ép tim CPR, cảm biến sẽ phát hiện tốc độ và độ sâu rồi gửi thông tin tới thiết bị AED Plus. Khi sử dụng với CPR-D-Padz, thiết bị sẽ theo dõi tốc độ và độ sâu ép ngực CPR. AED Plus thực hiện chức năng của máy đánh nhịp CPR, được thiết kế để người cấp cứu thực hiện ép ngực ở tốc độ do AHA/ERC đề xuất (ở mức 100-120 lần/phút, CPM), bằng giọng nói và hình ảnh thực hiện chiều sâu ép tim là 5-6 cm đối với nạn nhân là người lớn.

Chức năng của máy đánh nhịp thích ứng được ngắt khi phân tích ECG và quy trình sốc khử rung tim. Khi cần thực hiện CPR, máy đánh nhịp phát tiếng bíp rõ ràng, sau đó, sẽ dò những lần ép tim đầu tiên của người cấp cứu. Âm thanh này tiếp tục tự động phát một vài giây sau khi người cấp cứu dừng ép ngực, hoặc đến khi thời gian CPR đề xuất đã hết (2 phút đối với phác đồ của AHA và ERC). Nếu người cấp cứu dừng ép ngực trong thời gian CPR, tiếng bíp của máy đánh nhịp sẽ dừng trong khoảng vài giây sau khi dừng ép ngực. âm thanh này sẽ tiếp tục trong thời gian CPR, sau khi khởi tạo lại bất kỳ chu trình ép tim CPR nào.

Tốc độ của tiếng bíp phát ra theo máy đánh nhịp thích ứng trong AED Plus sẽ phù hợp với tốc độ ép ngực thực tế của người cấp cứu. Máy sẽ phát tiếng kêu bíp ở tốc độ 100 CPM khi tiến hành ép ngực hơn 80 lần/phút. Nếu người cấp cứu không ép tim ở tốc độ 80 CPM trở lên, máy đánh nhịp sẽ phát tiếng bíp ở tốc độ cao hơn tốc độ thực tế của người cấp cứu khoảng 15 CPM. Máy đánh nhịp gia tăng tốc độ để khuyến khích người cấp cứu tăng tốc độ ép ngực của họ cho đến khi đạt được tốc độ khuyến nghị ở mức 100 CPM. Tiếng bíp sẽ kêu ở tốc độ tối thiểu 60 CPM trong trường hợp tốc độ ép tim của người cấp cứu thấp hơn 60 CPM.

Trong khi thực hiện CPR, AED Plus có thể phát một hoặc nhiều chỉ dẫn tủy theo độ sâu ép ngực dò được. Khi Real CPR Help xác định rằng độ sâu ép tim liên tục dưới 5cm, sẽ phát ra lời nhắc "Push Harder". Nếu người cấp cứu phản hồi bằng cách tăng độ sâu ép tim lên 5 cm trở lên, sẽ phát ra lời nhắc "Good Compression".

Các điều kiện áp dụng

Giải pháp được sử dụng khi nghi ngờ nạn nhân bị trụy tim có dấu hiệu ngừng tuần hoàn rõ ràng. Người dùng phải được đào tạo vận hành sử dụng và đã qua đào tạo hỗ trợ sinh mạng cơ bản/AED hoặc chương trình đào tạo ứng phó trong trường hợp y tế khẩn cấp được bác sĩ ủy quyền.

Khi nạn nhân dưới 8 tuổi (hoặc cân nặng dưới 25kg) phải sử dụng điện cực dành cho trẻ em. Không để việc xác định chính xác tuổi hoặc cân năng của bệnh nhân làm chậm trễ quá trình chữa trị. Tính năng Real CPR Help chỉ dành cho nạn nhân người lớn, không được sử dụng trên nạn nhân dưới 8 tuổi.

Ưu điểm của công nghệ. Hiệu quả kinh tế

Ưu điểm

  • Giải pháp giúp tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của AHA năm 2010. Theo nghiên cứu, sử dụng giải pháp tăng tỷ lệ sống sót lên gần gấp năm lần (từ 5% lên 24%).
  • Công nghệ hướng dẫn và phản hồi CPR theo thời gian thực như sử dụng thiết bị có hình ảnh và âm thanh có thể giúp cải thiện chất lượng của CPR.
  • Tự động lựa chọn năng lượng được lập trình trước (120J, 150J, 200J). Đo lường lực ép ngực với công nghệ Real CPR Help. Bố trí đơn giản hóa miếng dán điện cực bằng vị trí dấu thập đỏ để gắn lên ngực bệnh nhân.
  • Miếng dán điện cực được thiết kế phù hợp với những biến đổi trong giải phẫu. Thời gian sống của miếng dán CPR-D-Padz lên tới 5 năm
  • Tất cả các kết nối với bệnh nhân đều được cách điện. Tự động tự kiểm tra với các kết nối điện cực, dung lượng pin, tín hiệu điện tâm đồ …
  • Thiết bị có thể được sử dụng cho nhiều quy mô khác nhau. Đặc biệt là hộ gia đình cho các tình huống xử lý cấp cứu khẩn cấp mà không cần phải có trình độ chuyên môn về y học cao.

Hiệu quả kinh tế

Giải pháp hỗ trợ hồi sức tim phổi có chi phí thấp (72 triệu, bao gồm khóa đào tạo huấn luyện xử lý tình huống cấp cứu ngừng tuần hoàn AED Plus cho 10 người), rẻ hơn 30% so với các giải pháp khác, đặc biệt là khi tính đến cả các chi phí theo dõi và thay miếng dán điện cực trong suốt thời gian sử dụng.

Thông tin liên hệ chuyên gia, hỗ trợ

Công ty Cổ phần Trang thiết bị Y tế Nguyên Quốc

Địa chỉ: 230A đường Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9, TP.HCM

Người liên hệ: Qua Thất Chuân

Điện thoại: (028) 3728 2768

Email: [email protected]

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả