Quy trình sản xuất viên xúc tác dùng cho quá trình khử lưu huỳnh bằng hydro
Số bằng: 2-0001804. Ngày cấp: 30/07/2018. Các tác giả: Nguyễn Mạnh Huấn, Bùi Đức Tài và Ngô Thúy Phượng. Chủ bằng: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro). Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Thông, phường 7, quận 3, TP.HCM.
Tóm tắt: quy trình sản xuất viên xúc tác cho quá trình khử lưu huỳnh bằng hydro (Hydrodesulfurization, HDS) bao gồm các bước: (i) Tạo ra chất mang Ɣ-Al2O3 có dạng viên cầu bằng cách trộn bột Ɣ-Al2O3và/hoặc Al(OH)3 với thủy tinh lỏng, sau đó vê viên, sấy khô và nung ở nhiệt độ từ 520-570°C để tạo ra viên chất mang Ɣ-Al2O3; (ii) Tẩm đều dung dịch muối của molypđen nhiệt phân được lên viên chất mang Ɣ-Al2O3thu được ở bước (i), sau đó sấy khô và nung ở nhiệt độ 500°C trong thời gian 3 giờ; và (iii) Tiếp tục tẩm hỗn hợp dung dịch muối niken và coban nhiệt phân được lên viên chất mang thu được ở bước (ii), sau đó sấy khô và nung ở nhiệt độ 500°C trong thời gian 3 giờ để tạo viên chất xúc tác, trong đó tỷ lệ mol của Ni/Co trong hỗn hợp dung dịch muối nằm trong khoảng từ 0,1/1 đến 1/1.
Hệ thống đốt trấu dùng cho nồi hơi
Số bằng: 2-0001809. Ngày cấp: 01/08/2018. Tác giả và chủ bằng: Nguyễn Quang Ngọc. Địa chỉ: 257/9 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Tóm tắt: hệ thống đốt trấu dùng cho nồi hơi bao gồm: kho chứa trấu (1), bộ phận cấp trấu (2), bộ phận sấy và cấp trấu đều (3) vào buồng đốt, buồng đốt (4) có nồi hơi, và bộ phận xử lý tro bụi (5). Trong đó, hệ thống sử dụng nguyên lý đốt tổng hợp là ghi nghiêng và tầng sôi.
Thùng chứa tháo lắp được
Số bằng: 2-0001828. Ngày cấp: 13/08/2018. Tác giả: Nguyễn Phú Vinh. Chủ bằng: Công ty TNHH cơ khí Phú Vinh. Địa chỉ: Số 6, đường Song Hành, khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM.
|
|
Tóm tắt: thùng chứa tháo lắp được (1) bao gồm: các tấm bên (11a) và tấm đáy (11b), mỗi tấm bên có các gờ đỡ (11a2). Thanh dạng trụ (12), hai phần kẹp tấm bên (12c) mỗi phần có phương tiện giữ tấm dạng lõm (12c1) được gắn cố định vào một đầu thanh (12),. Các phần đỡ tấm bên (12d) có các lỗ định vị (12d1) được gắn cố định với thanh trụ ở đầu kia của thanh. Khi các tấm bên có tấm đáy được gài vào các phần kẹp, giữ bởi các chốt (12f1) lồng qua các lỗ định vị của các tấm bên (11b) gài trên bộ phận giữ tấm (12c1) của phần kẹp tấm bên (12c), và nằm tỳ lên các phần đỡ tấm bên (12d) , được cố định bởi phương tiện kẹp chặt (12f) nằm giữa phần đỡ tấm bên (12d) và tấm đáy (11b), sẽ tạo ra thùng chứa có khả năng tháo lắp dễ dàng hoặc xếp chồng được lên nhau. Nếu có thể, sử dụng là bộ khớp nối đa năng làm phương tiện kẹp chặt (12f) là tốt nhất.
Kệ lắp ghép
Số bằng: 2-0001829. Ngày cấp: 14/08/2018. Tác giả: Nguyễn Đặng Anh Dũng. Chủ bằng: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thiên Thần Hạnh Phúc. Địa chỉ: 99/12 Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM.
|
|
Tóm tắt: kệ lắp ghép bao gồm: các tấm ngăn (T) cơ bản có dạng phẳng, hình chữ nhật. Trong đó, mỗi tấm ngăn (T) gồm: khung (Td) hình chữ "U" vuông góc có chứa cặp cạnh bên (T1) và một cạnh bên (T2). Trên cạnh bên (T1) có rãnh (T3) chạy dọc theo chiều dài của cạnh này. Tấm bổ sung (Tđ) hình chữ nhật có chứa một cạnh bên (T2) và một hoặc nhiều khe (T5), với kích thước thích hợp được gắn bù đầy vào lòng thành phần khung hình chữ "U" (Td) để tạo thành tấm ngăn (T) phẳng hình chữ nhật có một hoặc nhiều khe (T5), trong đó (các) khe (T5) vuông góc với cạnh bên (T2) và cách đều nhau, và khoảng cách từ mỗi cạnh (T1) của khung (Td) đến khe (T5) đầu tiên cùng phía là bằng nhau. Nhờ đó, các tấm ngăn (T) khác nhau có thể cài khe với nhau để liên kết các tấm ngăn (T) khác nhau khi lắp ghép. Các chi tiết góc (G) có các gờ (G1) chạy dọc theo chiều dài của chi tiết góc và có hình dạng tương ứng với hình dạng của rãnh (T3) trên cạnh bên (T1) của tấm ngăn (T), sao cho rãnh (T3) và gờ (G1) có thể lắp khớp với nhau tạo thành liên kết mộng; các chi tiết góc (G) ở các vị trí khác nhau có số gờ (G1) khác nhau
Máy làm giá tự động
Số bằng: 2-0001833. Ngày cấp: 21/08/2018. Tác giả và chủ bằng: Lê Quang Thới. Địa chỉ: 81 Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Tóm tắt: máy làm giá đỗ tự động bao gồm thân máy (1) chứa nước, động cơ (2) lắp vào bên trong thân máy để bơm nước tưới theo chu kỳ (nhờ bộ đếm thời gian), ống dẫn nước (3) hình trụ được lắp với động cơ (2). Phên chặn phía dưới bao gồm ít nhất một đĩa chặn (4) có các rãnh thoát nước (4.1) và các rãnh giữ nước (4.2) trên bề mặt. Phên nén phía trên bao gồm ít nhất một đĩa nén (5), ít nhất một phên đỡ (6) có dạng lưới nằm giữa phên chặn phía dưới và phên nén phía trên để thực hiện chức năng phân tách phần thân và phần rễ giá đỗ, nắp (7) được lắp vào phía trên thân máy, và cơ cấu nén (8) được lắp cố định với nắp và có chốt trượt trong rãnh để báo độ cao giá đỗ.
Quy trình chiết xuất chiết phẩm từ lá trầu để trung hòa virus gây bệnh đau mắt đỏ
Số bằng: 2-0001834. Ngày cấp: 21/08/2018. Tác giả và chủ bằng: Huỳnh Kỳ Trân. Địa chỉ: 241 bis Cách mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, TP.HCM.
Tóm tắt: quy trình chiết xuất chiết phẩm từ lá trầu dùng để trung hòa virus gây bệnh đau mắt đỏ gồm các công đoạn: nghiền nhỏ hỗn hợp lá trầu tươi và dung dịch nước muối bão hòa, ngâm hỗn hợp sau nghiền, chưng cất lôi cuốn hơi nước hỗn hợp, phân tách tinh dầu qua bộ tách tinh dầu, rửa với muối, thu chế phẩm 1.
Phần nước còn lại sau chưng cất được chiết với dung môi dietylete để lôi hợp chất 4-allylpyrocatechol tan trong dung môi từ phần nước sau chưng cất ra, sau khi làm bay hơi dung môi thu được cao chiết chứa 4-allylpyrocatechol, thu chế phẩm 2.
Trộn chế phẩm 1 và chế phẩm 2 theo tỷ lệ khối lượng 9:1 thu được chiết phẩm từ lá trầu không, dùng để trung hòa virut gây bệnh đau mắt đỏ.