Quy trình sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
Số bằng: 1-0019222 . Ngày cấp: 10/5/2018. Tác giả: Trần Trung Nghĩa. Chủ bằng: Công ty Cổ phần Chế tạo máy và Sản xuất Vật liệu mới Trung Hậu. Địa chỉ: 168, Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, TP.HCM
Tóm tắt: quy trình sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu bao gồm các bước: định lượng nguyên liệu; cấp vữa bê-tông vào máy đánh tơi; cấp vữa bê-tông đến máy ép gạch để tạo hình các viên gạch ống xi-măng cốt liệu; gắp các viên gạch ống xi-măng cốt liệu được tạo hình lên các khay chứa; xếp khay chứa lên kệ bằng máy xếp khay; chuyển kệ chứa sau khi xếp đầy các khay đến nơi dưỡng hộ gạch; đưa các kệ chứa sau khi dưỡng hộ đến máy bốc khay ra khỏi kệ chứa và đóng thành kiện hoặc xếp gọn trong kho chứa; chuyển các khay sau khi bốc dỡ sản phẩm đến bộ phận cấp khay của máy ép gạch; tiếp tục đưa các kệ chứa đến máy xếp khay
Dụng cụ xóa bằng băng
Số bằng: 1-0019236. Ngày cấp: 16/5/2018. Tác giả: Cô Gia Thọ. Chủ bằng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long. Địa chỉ: Lô 6-8-10-12 Đường số 3, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM
Tóm tắt: dụng cụ xóa bằng băng bao gồm vỏ hộp (1); lõi cấp (2) và lõi cuốn (4) được lắp đồng trục trong vỏ hộp (1); cơ cấu cóc (8) giới hạn chiều quay của lõi cấp; bộ phận xóa (5) với đầu xóa (51) lộ ra ngoài; dải băng xoá (6) được cuộn vào lõi cấp và lõi cuốn với đoạn giữa đi qua đầu xóa; cơ cấu ly hợp (7) liên kết lõi cuốn và lõi cấp, được lắp căng vào lõi cuốn để có thể trượt cùng với chiều quay của lõi cuốn nhằm cấp thêm băng trên lõi cấp, và giảm độ căng của dải băng xóa khi cần thiết. Sáng chế còn giới thiệu dụng cụ xóa có nắp trượt để bảo vệ đầu xóa khi không sử dụng.
Chủng nấm Linh chi đen Amauroderma sp. PT8 thuần khiết về mặt sinh học có khả năng sinh tổng hợp exopolysacarit và enzym lacaza
Số bằng: 1-0019331. Ngày cấp: 24/5/2018 . Các tác giả: Đặng Thị Cẩm Hà, Nguyễn Thị Xuân Ngọc, Huỳnh Thành Chung. Chủ bằng: Nguyễn Thị Xuân Ngọc. Địa chỉ: 247B Ung Văn Khiêm, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tóm tắt: chủng nấm Linh chi đen Amauroderma sp. PT8 thuần khiết về mặt sinh học có khả năng sinh tổng hợp exopolysacarit và enzym lacaza. Chủng nấm này có thể được nuôi cấy để thu sinh khối, EPS và enzym lacaza và có tiềm năng trong việc sản xuất một số thực phẩm chức năng.
Viên nén vi sinh dùng để xử lý nước trong ao, hồ nuôi tôm, cá và quy trình sản xuất
Số bằng: 2-0001717. Ngày cấp: 10/5/2018. Tác giả: Nguyễn Văn Nguyện. Chủ bằng: Trung tâm Công nghệ thức ăn và Sau thu hoạch thủy sản. Địa chỉ: 16 Nguyễn Đình Chiểu, phường Dakao, Quận 1, TP.HCM.
Tóm tắt: viên nén vi sinh giúp giảm thiểu khí độc, mùi hôi, phân hủy bùn đáy ao, tăng chất lượng nước và cân bằng hệ sinh tháI tự nhiên trong ao nuôi tôm cá, tăng năng suất nuôi trồng thủy sản. Viên nén bao gồm các thành phần sau: Bacillus subtilis (109 CFU/g); B.megaterium (109 CFU/g); B.licheniformis (109 CFU/g); chất mang (bột gạo, khoai mì, khô dầu đậu nành).
Ngoài ra, quy trình sản xuất viên nén vi sinh bao gồm các bước: chuẩn bị chất mang, phối trộn hỗn hợp, bổ sung phụ gia và nén thành viên cũng được giới thiệu.
Quy trình chế biến cà chua
Số bằng: 2-0001725. Ngày cấp: 10/5/2018. Các tác giả: Trần Văn Hưng và Lê Thanh Sơn. Chủ bằng: Đại học Quốc gia TP.HCM. Địa chỉ: Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
Tóm tắt: quy trình chế biến cà chua bao gồm các bước: chuẩn bị nguyên liệu bằng cách rửa sạch cà chua, làm ráo, phân loại và chế biến nguyên liệu bằng cách chế biến và đóng lọ. Điểm khác biệt của quy trình là công đoạn rửa sạch sử dụng phương pháp kết hợp sóng siêu âm, vi bọt khí và ozone để có thể tẩy rửa an toàn chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt của quả cà chua và công đoạn phân loại cà chua sử dụng phương pháp nhận diện ảnh bằng máy quay kép tốc độ cao, giúp phân loại và xác định cà chua đạt tiêu chuẩn chế biến.